Sự kiện hot
12 năm trước

Ngân hàng lớn có nợ xấu cao

Nợ xấu là một phần không thể xóa bỏ trong bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng. Nhưng việc các ông lớn thuộc nhóm G14 đang “nắm giữ” một khoản nợ xấu không nhỏ lại là câu chuyện khác.

Nợ xấu là một phần không thể xóa bỏ trong bảng cân đối kế toán của hệ thống ngân hàng. Nhưng việc các ông lớn thuộc nhóm G14 đang “nắm giữ” một khoản nợ xấu không nhỏ lại là câu chuyện khác.

Nợ xấu đáng báo động

Tuần trước, ngân hàng Nhà nước đã công bố con số chính thức tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng lên tới 8,6% tổng dư nợ tín dụng, tương đương hơn 202.000 tỷ đồng.

Điều đáng nói là con số này còn cách khá xa so với con số do các ngân hàng thương mại tự công bố, thực tế là cao gấp đôi so với báo cáo của các ngân hàng thương mại (NHTM).

Nhiều ngân hàng đã không báo cáo trung thực về các khoản nợ xấu của mình
(ảnh minh họa).

Trong khi đó, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia ngành tài chính ngân hàng cho rằng, dựa trên mức nợ xấu theo công bố này thì con số nợ xấu cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái do điều kiện kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn hơn.

Ông Hiếu lý giải: “Bản thân các NHTM cổ phần cũng hiểu rằng các năm trước tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn vượt quá 2 con số kéo theo áp lực chất lượng tín dụng giảm là điều không tránh khỏi và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM nhà nước đã vượt xa các NHTM cổ phần.

Nợ xấu ở đâu?

Điều đang được dư luận quan tâm là phân vùng nợ xấu đang nằm ở đâu? Từ trước tới nay, theo quy luật, rủi ro cao thì lợi nhuận lớn, có nghĩa là nợ xấu theo suy luận một cách thông thường đang nằm tại nhóm các NH mạnh, lãi lớn.

Liên quan đến vấn đề này, số liệu vừa được một bộ phận nghiên cứu của một ngân hàng thương mại vừa được một tờ báo điện tử chuyên về kinh tế công bố mới nhất cho thấy, các ngân hàng thuộc nhóm G14 chiếm tới 62% tổng số nợ xấu toàn hệ thống, còn nhóm NH “có vấn đề” chiếm 10%; nhóm còn lại chiếm 28%.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của ngân hàng này cũng đưa ra câu trả lời cụ thể hơn về “địa chỉ” của các khoản nợ xấu nếu phân định rạch ròi theo khối cổ phần hay quốc doanh.

Theo đó, nợ xấu đang “án ngữ” tại các NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng tới 50,5%; nhóm thứ hai là khối TMCP với 27,8%; nhóm NH nước ngoài với 4,2%; nhóm các tổ chức tín dụng khác chiếm 17,5%.

Theo nhiều chuyên gia, tỷ lệ nợ xấu ở các NH lớn là do xu hướng cho vay dài hạn trên 5 năm mà không yêu cầu trả một phần nợ gốc vào cuối mỗi năm.

Tại sao nợ xấu lại kẹt tại các ngân hàng thương mại nhà nước, hay là tại các ông lớn G14?

Trong một cuộc trao đổi có nội dung Tái cấu trúc NHTM trước việc phải đương đầu với nợ xấu, đại diện một doanh nghiệp đã đưa ra phân tích:

Chúng ta nhớ lại xuất phát điểm 2007, thời điểm “thịnh vượng” của bất động sản, nhiều người đổ xô đi mua bất động sản, thậm chí những người không có “nghề” kinh doanh bất động sản cũng chạy theo phong trào để kiếm lời.

Thời điểm đó, nhiều NH đã sai khi phá vỡ những quy định của mình, chẳng hạn một đơn vị chỉ được phép vay không quá 3 lần vốn điều lệ thì NH lại cho vay gấp mấy chục lần vốn điều lệ. Năm 2007, cũng là thời điểm “hưng thịnh” của tập đoàn, tổng công ty đầu tư ngoài ngành. Khối này đã tìm đến bầu sữa nhà nước (khối NH mẹ, chủ yếu là NNPTNN, BIDV, VCB) để được vay vượt mức.

Điểm này còn được chứng minh qua một đánh giá mới nhất của Hãng định mức tín nhiệm Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Agribank là cao nhất so với các ngân hàng lớn trong nước.

Từ khóa: