Sự kiện hot
13 năm trước

Những vui buồn trực Tết của sinh viên Cảnh sát

Dantin - Cũng giống như các bạn trẻ khác, các Cảnh sát tương lai háo hức chờ đợi ngày tết, nhưng không phải đi chơi, mà để đi…trực!

Dantin - Cũng giống như các bạn trẻ khác, các Cảnh sát tương lai háo hức chờ đợi ngày tết, nhưng không phải đi chơi, mà để đi…trực!

1. Trực tết là… niềm vui của chúng tớ

Cận kề ngày cuối năm, sinh viên náo nức chuẩn bị hành lý về quê đón Tết cùng gia đình, sinh viên Học viện Cảnh sát cũng vậy. Nhưng có khá nhiều bạn năm thứ 3 và năm cuối lại mong được xin ở lại để trực Tết. Bởi lẽ “một phần vì quê tớ ở xa và quan trọng là mình muốn trải nghiệm để chuẩn bị tinh thần cho những năm sau này khi ra trường và đi làm", Lâm Anh, cậu bạn năm thứ 4 có nụ cười tươi rói tâm sự. Còn Nam Khoa, sinh viên trường Trung học An ninh Nhân dân lại chọn ở lại trực Tết vì muốn thử cảm giác xa nhà: “Mình chưa biết cảm giác xa nhà dịp Tết thế nào, nên muốn được trải nghiệm xem sao".

Trực Tết và những vui buồn của sinh viên Cảnh sát

Trong khi nhiều bạn khăn gói về quê ăn Tết  thì sinh viên Cảnh sát lại
rục rịch chuẩn bị trực Tết

Những trường của ngành lực lượng vũ trang có đặc thù riêng so với các trường khác, đó là phải đảm bảo được quân số trực trong trường ngày Tết. Không chỉ có các thầy cô, mà sinh viên mỗi lớp đều cắt cử người ở lại theo chỉ tiêu đề ra. Thế nên, rất nhiều bạn háo hức đón tết ở trường cùng các thầy cô và bạn bè, để đến những ngày sau đó, tranh thủ về quê thăm gia đình nếu như có thời gian.

Nhưng các sinh viên ở lại trực, vẫn có đầy đủ bánh chưng, hoa đào, mâm ngũ quả mà trường chuẩn bị. Thậm chí những ngày Tết, các thầy cô còn đi đến từng lớp chúc tết, động viên tinh thần các bạn. Trực tết, tức là các bạn đảm bảo an ninh cho nhà trường. Với các bạn ấy, công việc này là một vinh dự và cũng không có gì vất vả nên hứng thú lắm.

Đặc biệt, có nhiều bạn dù được về nhà những ngày tết chính, nhưng vẫn nhiệt tình liên hệ với các cơ quan công an sở tại để xin đi làm cùng. Quốc Hưng, Học viện Cảnh sát hân hoan khoe rằng bạn đã xin đi làm đêm giao thừa để bảo vệ an ninh dịp Tết. Hưng tâm sự: "Thời điểm giao thừa sẽ có rất nhiều điểm đốt pháo trộm, đua xe, nạn trộm cắp…, nên tớ muốn ra quân góp một chút sức mình đảm bảo an ninh xã hội cùng các chiến sỹ an ninh. Gia đình Hưng rất ủng hộ cậu trong quyết định này, vì  theo bố cậu: "Như vậy, con trai sẽ được rèn rũa thêm”.

Nỗi buồn của một nửa còn lại

Chấp nhận rèn luyện, thử thách mình trong dịp Tết, các bạn ấy đã phải hi sinh khá nhiều đời sống của cá nhân. Thông thường, các bạn ấy sẽ trực theo đợt, mỗi đợt 4 ngày. Những anh chàng có người yêu phải tạm gác việc đi chơi để làm nhiệm vụ. Và đành dành những ngày nghỉ ít ỏi còn lại để đền bù.

Nhưng các cô nàng thì không phải ai cũng thông cảm. Thu Thủy có người yêu ở lại trực Tết ngậm ngùi: “Tết này mình mong sẽ được đón giao thừa cùng anh ấy. Nhưng anh ấy lại xin ở lại, nghĩ cũng… buồn lắm. Giao thừa người ta đi xem pháo hoa có đôi có cặp, còn mình...”

Trực Tết và những vui buồn của sinh viên Cảnh sát

Tết là dịp các gia đình sum vầy

Mặc dù buồn nhưng Thủy vẫn thông cảm cho người yêu, nhưng có nhiều bạn gái không thể chấp nhận việc này. Như Nguyễn Hà (20 tuổi) đã quyết định chia tay vì: "Có mỗi dịp Tết về gặp nhau thì anh ấy lại xin ở lại trực. Mình thấy yêu công an thiệt thòi lắm!".

Đó là chia sẻ thật của con gái đó, các chàng trai công an ạ! Nếu bạn có phải trực Tết, hoặc tình nguyện xung phong ở lại trường, thì hãy giải thích cho cô bạn gái của mình hiểu rõ, đừng vô tâm để các nàng phải chịu nhiều nỗi buồn tủi nhé!

Xa người yêu trong khoảng khắc đẹp của năm, tất nhiên ai cũng nuối tiếc. Nhưng bạn gái hãy nghĩ đó là thử thách tình yêu của hai bạn. Nếu như bạn biết vượt qua nỗi nhớ thì càng làm cho các chàng trai thấy “nể phục” và hãnh diện về bạn hơn. Vì bạn đã biết thông cảm cho các chàng mà.

Phương Nam

Từ khóa: