Sự kiện hot
13 năm trước

Teen Việt và teen nước ngoài: ai "vất" hơn ai?

Thử làm một phép so sánh nhỏ cùng chúng tớ nhé!

Thử làm một phép so sánh nhỏ cùng chúng tớ nhé!

Teen Hàn stress nặng vì điểm số

Ngay từ bậc tiểu học, ngoài giờ lên lớp, các bạn học sinh Hàn Quốc đã được bố mẹ cho đi học thêm tại Hakwons. Đây là tên gọi các trường dạy thêm của tư nhân ở Hàn Quốc, tồn tại song song với các trường công lập mà hầu hết học sinh bắt buộc phải theo. Tính sơ sơ ở Seoul, đã có 30.000 ngôi trường như vậy.

Vì thế, so với giới trẻ các nước khác, khối lượng bài vở mà teen Hàn phải thẩm thấu nhiều gấp đôi. Vào những thời điểm "sốt vó" như thi cử, họ chỉ được chợp mắt vài ba tiếng. Trong một cuộc thăm dò dư luận gần đây, chỉ có 35,2% học sinh thích đến lớp, khoảng 60% các em từng có ý định tự tử vì bản thân không đáp ứng được kỳ vọng của bố mẹ.

Zoom vào teen Việt: Áp lực điểm số cũng nặng nề không kém. Bố mẹ luôn muốn tụi mình phải đỗ đạt, nên không tiếc tiền đầu tư cho việc học, chọn trường của con cái. Vì thế, để đáp ứng mong mỏi của nhị vị phụ huynh, các bạn cũng phải hết học trên lớp, còn í ới rủ nhau đi học thêm nhà thầy, nhà cô nữa.

Thanh niên Nhật tử tự vì công việc

Ở Nhật, kết thúc một ngày làm việc cũng có nghĩa là bạn đã giải quyết dứt điểm các công việc trong ngày, chứ không phải là khái niệm hết giờ hành chính. Hơn nữa, sếp Nhật thường coi trọng sự chăm chỉ, chịu khó hơn là thông minh, nhanh nhẹn. Vì thế, ngay cả khi đã hoàn thành công việc sớm, người Nhật thường có xu hướng ở lại cơ quan đến 9h tối.

Có khoảng 40% người dân Nhật bắt buộc phải “cày” ngoài giờ từ 80-100 tiếng trong một tháng. Một số không vượt qua nổi, đã tìm đến cái chết như một sự giải thoát mà điển hình là hiện tượng HARA – KIKI (tử tự vì sức ép công việc). Trong đó, chủ yếu là những người thuộc độ tuổi 20 – 30.

Zoom vào teen Việt: Các bạn trẻ nước mình ngày càng năng động, tự tin hơn. Chuyện các bạn ấy kiếm được chục triệu trong khi vẫn đang còn ngồi trên ghế nhà trường không còn lạ nữa. Tuy nhiên vì vừa học, vừa làm, nên cũng rất “xì-trét”. Môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, ít tương tác khiến nhiều sinh viên vừa tốt nghiệp đã vỡ mộng. Đó là một trong những lý do vì sao Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhảy việc thuộc hàng cao nhất châu Á.

Giới trẻ Mỹ với cuộc đua nhan sắc 

Có lẽ không quốc gia nào trên thế giới tổ chức nhiều sân chơi sắc đẹp như Mỹ. Các cuộc thi dành cho mọi lứa tuổi, từ các cô gái trẻ, phụ nữ đã lập gia đình đến các quý bà. Không chỉ vậy, Mỹ còn "dành đất" cho các em nhỏ thể hiện mình thông qua cuộc thi Hoa hậu thiếu niên. Vì thế, để đăng quang, các em phải làm quen với váy, son phấn từ rất sớm.

Điều này đã sớm hình thành tư tưởng ganh đua nhan sắc giữa các cô gái và dễ nảy sinh lòng đố kị, ghen tức khi ai đó giành vương miện. 

Để có một hình thể đẹp, giới trẻ Mỹ không ngại ăn kiêng ngặt nghèo, thậm chí bỏ bữa và chỉ uống nước lọc. Kết quả là họ thường xuyên cảm thấy hoa mắt, đau đầu, dần kiệt sức. Tổ chức Nhân quyền Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng phản đối những cuộc thi sắc đẹp dành cho độ tuổi nhi đồng, thiếu niên. 

Zoom vào teen Việt: Các cuộc thi nhan sắc, thời trang mọc lên như nấm, teen mình đi thi như trẩy hội. Họ cũng không ngại đầu tư tiền bạc cho công cuộc “tút tát” vẻ bề ngoài với mong muốn được tỏa sáng. Điều này rất tốt nhưng các bạn cũng đừng quên tích lũy kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện bản thân mình hơn nhé.

Xuân Hưng

Từ khóa: