Sự kiện hot
3 năm trước

Tiêu thụ thép hồi phục mạnh trong tháng 11

Theo VDSC, tiêu thụ thép đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11 sau khi có sự sụt giảm trong tháng 10.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt đã có báo cáo cập nhật về tiêu thụ theo trong tháng 11.

Theo phân tích cập nhật của VDSC, nhu cầu sửa chữa nhà xưởng và thời tiết thuận lợi đã góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ ở cả 3 mảng thép chính. Bên cạnh đó, do giá thép tăng, các nhà bán lẻ có xu hướng tích lũy hàng hóa nhiều hơn trong ngắn hạn. Thực tế, giá thép cán nóng đã tăng từ 530 USD/tấn vào đầu tháng 11 lên 700 USD/tấn.

Trong khi đó, giá thép xây dựng cũng đã được dự báo sẽ sớm tăng do giá nguyên vật liệu ngày càng cao. Trong mảng thép xây dựng, sản lượng bán hàng được hỗ trợ bởi thị trường nội địa khi doanh số nội địa trong tháng 11 tăng mạnh 61% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ.

Tương tự, tiêu thụ ống thép tiếp tục tăng nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ. Trong mảng tôn mạ, xuất khẩu tiếp tục ở mức cao nhờ nhu cầu từ thị trường châu Âu. Nhiều nhà sản xuất tôn mạ cho biết lượng đơn hàng xuất khẩu đã đủ cho hoạt động sản xuất đến tháng Ba năm sau.

VDSC cho rằng tiêu thụ tôn mạ sẽ vẫn tích cực trong tháng 12 nhờ sản lượng xuất khẩu, trong khi đó, tiêu thụ thép xây dựng và ống thép có thể giảm nhẹ so với tháng 11.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Tiêu thụ thép thành phẩm (bao gồm thép xây dựng, tôn mạ và ống thép) trong 11T2020 đã phục hồi về mức tiêu thụ cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng bán hàng tích cực vào nửa cuối năm nay, tuy nhiên, vẫn có những khác biệt lớn giữa các mảng. Trong mảng thép xây dựng, tiêu thụ nội địa đã giảm 3,7% YoY do mức tăng trưởng chậm hơn của ngành xây dựng. Tuy nhiên, xuất khẩu là điểm tích cực trong cả mảng thép xây dựng và tôn mạ (hình 5) do hoạt động sản xuất thép của Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi dịch hơn nhiều nước khác và chính sách nhập khẩu thép tại nhiều thị trường có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam, đặc biệt là thị trường châu Âu. Trong mảng tôn mạ, sản lượng xuất khẩu đã tăng mạnh 13% YoY trong 11T2020, qua đó, giúp tổng tiêu thụ tôn mạ tăng trưởng 3,4% YoY.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Trong mảng thép xây dựng, cạnh tranh đã bắt đầu gia tăng từ cuối năm ngoái và kết quả đang dần trở nên rõ ràng hơn. Tại thị trường miền Nam, sản lượng tiêu thụ của HPG đã tăng 77% YoY nhờ sản lượng dồi dào với mức giá cạnh tranh từ Khu liên hợp Gang thép Dung Quất.

Ngược lại, doanh số của Pomina và Vinakyoei đã giảm lần lượt 24% và 10% YoY tại miền Nam, mặc dù Posco SS rời mảng thép thanh và để lại dư địa đáng kể dành cho các nhà sản xuất khác. Bên cạnh thị trường miền Nam, thị trường xuất khẩu của HPG cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi sản lượng xuất khẩu tăng 112% YoY.

Trong năm 2021, VDSC cho rằng mức độ cạnh tranh sẽ tiếp tục gia tăng khi Pomina đã đưa vào vận hành nhà máy thép có công suất 1 triệu tấn trong nửa sau năm 2020.

Trong mảng tôn mạ và ống thép, thị phần vẫn tương đối ổn định, tuy nhiên, cạnh tranh gia tăng trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ thay đổi đáng kể cơ cấu thị phần.

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Nguồn: Báo cáo VDSC

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: