Sự kiện hot
12 năm trước

Tranh cãi về ống nghiệm đựng máu cố tổng thống Mỹ

Chiếc ống nghiệm đựng máu của cố Tông thống Mỹ- Reagan được mang bán đấu giá song con trai của ông ta nói rằng đó là “đổ dởm”.

Chiếc ống nghiệm đựng máu của cố Tông thống Mỹ- Reagan được mang bán đấu giá song con trai của ông ta nói rằng đó là “đổ dởm”.

Cố Tổng thống Mỹ Ronald Reagan.

Nhà đấu giá Anh PFC Auctions đã mang bán đấu giá chiếc ống nghiệm mà người ta cho là đã dùng để đựng máu của Tổng thống Mỹ thứ 40 là Ronald Reagan (1911 - 2004). Thông báo này được đăng trên trang “Những vật đấu giá” ngày thứ tư 24/5 vừa qua.

Người ta lưu ý là chủ nhân của chiếc ống nghiệm này đã ngỏ ý tặng cho Quỹ Ronald Reagan, nhưng những người phụ trách quỹ không trả lời.

Chiếc ống nghiệm đựng máu của Tổng thống Reagan xuất hiện trên thương vụ của Nhà PFC Auction từ vài ngày trước. Trong bản mô tả vật đấu giá, người ta nói rằng trong ống nghiệm đựng máu của tổng thống lấy từ năm 1981.

Đó là chiếc ống bằng thủy tinh, dài 5 inch, đậy kín bằng nút cao su màu xanh lá cây, có vết máu đã khô lại.

Số người quan tâm đến “món hàng” này không nhiều song vụ mua bán cũng hoàn tất với giá chỉ là 12.500 đôla trong khi nhà đấu giá đưa ra con số ban đầu là 30.000 đôla.

Sở dĩ “món hàng” bị mất giá như vậy là vì trước đó một ngày đã xảy ra vụ tranh cãi. Những đại diện của Quỹ Reagan cũng như chính con trai của Tổng thống  là Michael Reagan đều phát biểu phản đối việc mua bán này. Ông Michael Reagan còn khẳng định rằng máu chứa trong chiếc ống nghiệm không phải là máu của cha mình.

Chủ nhân của vật đấu giá tuyên bố rằng chiếc ống nghiệm với vết máu của cố tổng thống ông có từ bà mẹ của mình, mất vào năm 2010. Bà đã từng làm việc tại phòng thí nghiệm y sinh, nơi người ta đưa máu đến phân tích khi tổng thống bị người đàn ông tên là John Hínckley ám sát hụt.

Sau khi phân tích, bà có hỏi ông giám đốc phòng thí nghiệm, liệu bà có thể mang chiếc ống nghiệm này về nhà làm kỷ niệm không, ông ta trả lời “không có vấn đề gì”. Ông còn cho biết thêm, trước khi mang bán, ông đã tư vấn tại Cục lưu trữ quốc gia (National Archives) và Cục điều tra liên bang (FBI) và họ đếu xác nhận “everything was OK” (tất cả đều đúng).

Bảo Châu
Theo VietNamnet

Từ khóa: