Sự kiện hot
9 năm trước

Tranh chấp tài sản thừa kế: Bản ản của TAND tỉnh Kiên Giang đã thấu tình đạt lý?

(ĐS&TD) - Cho rằng hiệu lực thừa kế vẫn còn nhưng kết quả của phiên sơ thẩm của Tòa án nhân dân (TAND) Kiên Giang có rất nhiều điểm không rõ ràng, gia đình ông Trần Tấn Hiếu (ngụ tại Phú Quốc, Kiên Giang) đã làm đơn kháng cáo lên Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao để đòi quyền lợi của mình.


Đơn kháng cáo của ông Hiếu

Không đồng tình với bản án sơ thẩm

Mới đây, Báo Đời sống & Tiêu dùng nhận được thông tin phản ánh từ ông Trần Tấn Hiếu (ngụ tại Phú Quốc, Kiên Giang) về một số vấn đề liên quan đến bản án dân sự do TAND tỉnh Kiên Giang tuyên trong vụ tranh chấp đất đai trong gia đình ông.

Theo ông Hiếu, vụ việc bắt đầu từ phần đất có diện tích 13.203m2 do ông Nguyễn Phát Tài và bà Huỳnh Thị Hai (tức là ông bà ngoại của ông Hiếu) sở hữu. Thế nhưng, việc ông Tài qua đời vào năm 1992 khi chưa để lại di chúc phân chia tài sản làm nảy sinh “cuộc chiến tranh giành” trong nội bộ gia đình 6 người con. Từ đó, tất cả các thành viên trong gia đình đã làm đơn yêu cầu thừa kế và chính quyền cơ sở kéo dài thời gian. Cuối cùng, Tòa TAND cấp sơ thẩm tỉnh Kiên Giang đã đưa ra xét xử và tuyên bố bản án.

Tuy nhiên, bản thân ông Hiếu cho rằng, phán quyết của Tòa có phần khách quan khi phân xử diện tích đất do ông Tài để lại sẽ do ông Nguyễn Ngọc Sơn (người con thứ ba) toàn quyền sử dụng. Riêng phần đất và kiến trúc trên đất của bà Huỳnh Thị Hai (bà Hai là Việt Kiều nên không thể đứng tên sở hữu) được quy ra giá trị thành tiền chia đều cho 6 người con của bà.

Là một trong 6 người con của ông Tài và Bà Hai, bà Nguyễn Thị Thu Hà (người con cả) rất bất ngờ với với kết quả “lạ” của phiên tòa nên đã làm đơn kháng cáo đến Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM.

Ngay sau đó, Hội đồng xét xử Phúc thẩm đã ra bản án tuyên hủy bản án Sơ thẩm của TAND Kiên Giang. Bà Hà cũng đã yêu cầu TAND Kiên Giang xét xử lại và được chấp thuận mở phiên tòa Sơ thẩm vào thời gian từ 16/5/2014 đến 22/5/2014. Kết quả, tòa không xử việc phân chia tài sản của người cha (tức ông Nguyễn Phát Tài) và mặc nhiên là do ông Sơn sở hữu. Còn phần đất của người mẹ (tức mà Huỳnh Thị Hai) được chia theo tỉ lệ: ông Sơn ¼ , ¾ còn lại chia cho 6 người con (bao gồm ông Sơn). Điều này, khiến cho bà Hà và những người đồng thừa kế khác lại tiếp tục không đồng tình và gửi phản ánh đến các cơ quan báo chí và chính quyền.

Luật quy định thế nào là đúng?

Trong đơn kháng cáo đã được bà Nguyễn Thị Thu Hà ủy quyền, ông Trần Tấn Hiếu (con ruột bà Hà) có đề nghị Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao TP.HCM chia tài sản bằng nhau cho những người đồng thừa kế theo văn bản thống nhất của bà Hai, còn di sản của ông Tài phải được chia đều 6 phần cho 6 người con vì thời hạn thừa kế theo luật vẫn còn.

Theo ông Hiếu, “Luật thừa kế vẫn còn nhưng Thẩm phán phiên tòa lại cho rằng đã hết được thừa kế yêu cầu phân chia tài sản chung thì mới thụ lý hồ sơ, nếu không sẽ trả hồ sơ. Vì vậy, tôi phải làm theo tài sản chung. Tôi được biết, trong 10 năm sẽ hết hiệu lực thừa kế, sẽ trở thành tài sản chung chia đều cho tất cả mọi người với phần bằng nhau.Và cũng theo kết luận của Viện kiểm soát, căn cứ theo hồ sơ hiện có thì chia tài sản có căn cứ vì còn hiệu lực thừa kế. Như vậy, việc phân chia thành tài sản chung chẳng phải ép người hay sao?”(?)!.

Ông Hiếu nói, "dù trong hồ sơ cũng như toàn bộ lập luận của TAND Tỉnh Kiên Giang trong bản án số 11/2014 ngày 22/05/2014 cũng như hồ sơ vụ án thể hiện ông Nguyễn Ngọc Sơn đã nhiều lần ngụy tạo chứng cứ, khai man để “tự nhận” tòan bộ tài sản được tạo lập bởi mồ hôi nước mắt của cha mẹ là của mình nhận chuyển nhượng. Trong việc này, Tòa án đã rất công bằng khi đã bác toàn bộ việc khai man ngụy tạo chứng cứ giả của bị đơn để được hưởng tòan bộ di sản thừa kế của mẹ mình, anh em ruột thịt của mình".

TAND Tỉnh Kiên Giang đã chỉ rõ:“Không có căn cứ để xác định lời khai của ông Sơn về việc mua đất của bà Liên”, ông Sơn khai mua đất của ông Trương Công Bình nhưng ông Bình đã “vạch mặt” ông Sơn: “Ông Sơn viết sẵn tờ giấy mua bán cho tôi ký sau này, tôi chỉ bán cho vợ chồng ông Tài”… và toàn nhà đất đang tranh chấp là của ông Nguyễn Phát Tài và bà Huỳnh Thị Hai tạo lập là có căn cứ.

Tuy nhiên kết quả cuối cùng là khối tài sản của ông Nguyễn Phát Tài để lại đã không được chia cho vợ, cho con, cho cháu… là do “Quy định của pháp luật”(!)? tức là đã “Hết thời hiệu chia thừa kế”. Các đồng thừa kế không có văn bản nào thể hiện đó là tài sản chung chưa chia. Cần nói thêm rằng một khi trong gia đình đã xảy ra tranh chấp ,phải đưa nhau ra chốn pháp đình giữa nguyên đơn và bị đơn như mặt trăng với mặt trời, thậm chí không thèm nhìn mặt nhau thì thử hỏi việc có văn bản giữa họ thỏa thuận là tài sản chung còn khó hơn tìm đường lên trời.

Theo thông tin nhận được, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã có giấy triệu tập luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Trần Tấn Hiếu, tiến hành làm rõ vụ việc.

Báo Đời sống & Tiêu dùng tiếp tục thông tin về vụ việc.

Luật sư Mai lâm Phương – Công ty Luật An Phú An Khánh (TP.HCM)

Theo Quy định tại khỏan a điểm 2.4 mục 2 Nghị quyết 02/2004/NQ- HĐTP ngày 10/08/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao: Trường hợp trong thời hạn mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản của người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa kế”, và thực tế giữa những đồng thừa kế của ông Tài không có văn bản nào thề hiện tài sản đó là chung nên TAND Tỉnh Kiên Giang đã bác yêu cầu chia tài sản thừa kế của nguyên đơn.

Minh Minh

Từ khóa: