Sự kiện hot
khoảng 1 tháng trước

Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng

Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) cho biết, trong hai tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 145.400 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

EVN nợ PVN gần 23.000 tỷ đồng
Trong 2 tháng đầu năm 2024 PVN đạt tổng doanh thu 145.400 tỷ đồng.

Theo đó, nhiều chỉ tiêu còn tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023 như: Xăng dầu tăng 23,5%; sản xuất điện tăng 11%; LPG tăng 6,7%; sản xuất đạm tăng 2,1%; Polypropylen tăng 8,5% và NPK tăng 2,6 lần.

Tất cả các chỉ tiêu tài chính của Tập đoàn cũng hoàn thành vượt mức từ 16 - 26% kế hoạch, tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 145.400 tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Nộp ngân sách toàn Tập đoàn ước đạt 20.100 tỷ đồng, vượt 16% kế hoạch, tăng 3,0% so với cùng kỳ năm 2023. Giá trị thực hiện đầu tư toàn Tập đoàn đạt 3.140 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch 02 tháng (3.860 tỷ đồng), tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Giá trị thực hiện đầu tư toàn tập đoàn hai tháng đầu năm đạt 3.140 tỷ đồng, bằng 81% kế hoạch và tăng gần 59% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tập đoàn ước đạt trên 7.000 tỷ đồng, vượt 48% kế hoạch.

Tính đến ngày 31/12/2023, quy mô tổng tài sản của PVN đạt 42,5 tỷ USD (998.000 tỷ đồng).

Tập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn đặc thù như biến động tại các trung tâm năng lượng lớn trên thế giới và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, tốc độ dịch chuyển năng lượng biến động nhanh, biến động lớn về cung cầu và giá cả các sản phẩm năng lượng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã tập trung tháo gỡ, giải quyết nhiều việc lớn và khó trong những năm qua như các dự án đầu tư khó khăn gồm Nhiệt điện Thái Bình 2, chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, từng bước tháo gỡ khó khăn của dự án liên hợp lọc dầu Nghi Sơn.

Mỏ dầu cạn kiệt: Tình huống báo động của Việt Nam

Sang năm 2024, Petrovietnam tập trung vào 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tổ chức thực hiện chiến lược và triển khai đề án tái cơ cấu đồng bộ với tối ưu mô hình và hiện đại hóa hệ thống quản trị, hệ thống kiểm soát rủi ro của Tập đoàn với mục tiêu xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực.

Triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chú trọng quản trị tài năng gắn với đề án tái tạo và nâng tầm văn hóa Petrovietnam. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ và quản trị làm mới, nâng cao hiệu quả động lực truyền thống, bổ sung các động lực mới gắn với dịch chuyển mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng dịch chuyển năng lượng, chuyển đổi xanh.

Đồng thời, triển khai mạnh các phương thức quản trị mới gồm quản trị biến động, quản trị chuỗi giá trị, quản trị hệ sinh thái trong và ngoài Tập đoàn; mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh quốc tế dựa trên quan hệ thương mại và ngoại giao của đất nước.

Ngoài ra, quản trị danh mục đầu tư, tài chính, tập trung triển khai các dự án lớn, xử lý triệt để các dự án, doanh nghiệp khó khăn. Tập đoàn cũng tiếp tục thúc đẩy việc hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, đặc biệt là những lĩnh vực năng lượng mới.

Theo Chủ tịch PVN, đánh giá của Tổ chức FiinRatings cho thấy, Petrovietnam có ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các hoạt động của Tập đoàn có ảnh hưởng trọng yếu đối với toàn bộ chuỗi giá trị năng lượng Việt Nam, là năm thứ 5 liên tiếp, Tập đoàn được đánh giá tín nhiệm độc lập mức BB+.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: