Sự kiện hot
12 năm trước

Tỷ giá USD đang rẽ hướng nào?

Một số NH đang đa dạng hóa nguồn ngoại tệ, số khác đang tăng lãi suất huy động USD... trong khi cho vay USD dịch chuyển mạnh mẽ trong thời gian qua. Tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ rẽ theo hướng nào?

Một số NH đang đa dạng hóa nguồn ngoại tệ, số khác đang tăng lãi suất huy động USD... trong khi cho vay USD dịch chuyển mạnh mẽ trong thời gian qua. Tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ rẽ theo hướng nào?

Hơn một tháng trở lại đây, tỷ giá USD/VND niêm yết trong các NH thương mại tương đối ổn định. Giá niêm yết tại Vietcombank cuối tuần mua  – bán tương ứng từ 20.865 – 20.900 đồng/USD, giảm so với ngày 25/7, nhưng lại tăng so với ngày 23/7. Tình hình này diễn ra tương tự tại Eximbank khi mấy ngày qua, NH này liên tục điều chỉnh tăng giảm từ 20 – 30 đồng/USD.

Tăng cung bằng nhiều cách

Ngoài việc liên tục điều chỉnh giá mua, bán USD, tại một vài ngân hàngNH cũng có hiện tượng “đi đêm lãi suất” ngoại tệ này. Theo ghi nhận, một số chi nhánh của vài NH ở khu vực Q.quận 1 và 3, TP HCM trong 2 tuần trở lại đây đã có hiện tượng “trả giá cao lãi suất huy động” cho USD. Thay vì lãi suất 2%, tùy vào số tiền mà khách hàng, DN gửi, lãi suất huy động sẽ được nêu lên cao hơn từ 1 -  2%. Chị Hương, kế toán một DN, cho biết: “nếu DN không muốn bán cho NH thì họ sẽ tùy vào số tiền lớn, nhỏ để đưa ra mức lãi suất mà người gửi thấy phù hợp”. Tuy nhiên, trên các sổ tiết kiệm, lãi suất huy động vẫn luôn thể hiện đúng trần 2%/năm.

Ẩn số bài toán tỷ giá cuối năm đang khiến các NH gia tăng huy động
ngoại tệ bằng nhiều hướng.

Thị trường lãi suất huy động ngoại tệ cũng không còn “đơn điệu” với các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên như trước đây, khi nhiều NH sẵn sàng đưa ra các kỳ hạn hấp dẫn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hoặc gửi góp tiết kiệm được hưởng nguyên lãi suất. Chẳng hạn, tại Eximbank, từ cuối tháng 6/2012, với chương trình “Chọn kỳ lãnh lãi”, lãi suất huy động USD 1, 2, 3 tuần đều được đưa ra là 2%/năm. Eximbank thậm chí còn thưởng 0,01% cho khách hàng gửi USD góp. Trong khi đó, Dongabank từ lâu đã đa dạng hóa ngoại tệ khi đưa lãi suất các đồng tiền khác ngoài USD lên mức cao, như đồng AUD từ 3,7 - 4%/năm với kỳ hạn 1, 2, 3 tháng; EUR từ 2,7% - 4,2%/năm với các kỳ hạn dưới 1 năm. Eximbank cũng đa dạng hóa ngoại tệ với việc hút các đồng tiền như EUR, AUD, CAD, HKD... Không đi bằng con đường lãi suất, ACB lại chọn cách thu hút luân chuyển của các dòng ngoại tệ, khi vừa đưa ra chương trình “Thanh toán đa tệ”. Theo đó, ngoài 13 loại ngoại tệ thông dụng, ACB đã bổ sung thêm 14 loại ngoại tệ để hút khách thanh toán đến các nước như Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia...

Tỷ giá sẽ tăng

Chuyển biến của thị trường ngoại tệ theo hướng trên có phải do cầu USD và nhiều ngoại tệ khác đang tăng? Ông Nguyễn Văn Tuân, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, một NH vốn “xài” nhiều ngoại tệ nhất, cho biết cho vay USD tại NH này đang có dấu hiệu giảm so với trước đó và giảm hơn so với tiền đồng. Nhưng ông Tuân cũng cho biết, dấu hiệu này của Vietcombank là do việc cho vay USD ở các ngân hàngNH khác đang “chảy” tốt hơn. Hiện nay, lãi suất cho vay USD cao nhất bình quân ở các ngân hàngNH khoảng 7%, “nếu cộng thêm biến động tỉỷ giá 2% vào cuối năm thì rõ ràng vay USD vẫn có lợi hơn tiền đồng”. Vì thế, nhiều khách hàng đã chọn USD thay vì vay tiền đồng, cầu nhiều nên NH sẽ cần cung nhiều.

Nhưng đáng nói hơn, nguồn kiều hối 6 tháng đầu năm 2012 và đầu tháng 7 đến nay về không được tốt. Ước tính, kiều hối của TP HCM trong 6 tháng đã giảm 23% so với cùng kỳ. Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó Tổng giám đốc Dongabank, cũng cho biết, dòng kiều hối về NH này không tốt như năm 2011 và chưa dám chắc những tháng cuối năm sẽ khả quan hơn. Trong khi cầu ngoại tệ về cuối năm sẽ tăng như nhập hàng, trả nợ, thanh toán xuất nhập khẩu..., nên theo nhiều chuyên gia, khả năng tỉ giá USD/VND không thể “giữ nguyên” như từ đầu năm đến nay.

“Theo tôi, có hai lý do để các NH chạy đua lãi suất USD và đa dạng hóa các ngoại tệ là hoặc do bài toán kinh doanh hoặc thanh khoản. Nhưng trong điều kiện hiện nay, các NH chạy đua vì thanh khoản sẽ ít đi và đó chỉ có thể là tín hiệu từ bài toán kinh doanh”, ông Lê Thẩm Dương, ĐH NH TP HCM, nhận định. Ông Dương cũng dự báo, những tín hiệu này có thể khiến thị trường ngoại tệ không cần đến cuối năm cũng sớm căng thẳng.

Theo Datviet

Từ khóa: