Sự kiện hot
6 năm trước

Vẻ đẹp Hoàng thành Huế

Hoàng thành nằm bên trong Kinh thành Huế, thuộc địa phận Tp. Huế. Ngày nay, nơi đây một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Kinh thành Huế - tổng thể kiến trúc của Cố đô Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ. Tổng thể kiến trúc này dùng núi Ngự Bình làm tiền án và dùng hai hòn đảo nhỏ trên sông Hương là Cồn Hến và Dã Viên làm 2 yếu tố phong thuỷ rồng chầu hổ phục (Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ) để bảo vệ Cố đô.

Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Ngày nay, Hoàng thành một trong những điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

Kỳ Đài: Hay còn gọi là Cột Cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến thời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.(Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Cửa phía Nam hay Ngọ Môn là cửa chính của Hoàng thành (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa). (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Cửa phía đông của Hoàng thành, còn gọi là cửa Hiển Nhơn (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Cửa Hiển Nhơn về đêm (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này. (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Cửu Đỉnh: Là chín chiếc đỉnh bằng đồng đặt ở trước Hiển Lâm Các đối diện với Thế Miếu, phía tây nam Hoàng thành Huế. Tất cả đều được đúc ở Huế vào cuối năm 1835, hoàn thành vào đầu năm 1837. Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip).

Lối đi trong Hoàng thành Huế (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Khách du lịch xem hình ảnh được trưng bày trên đường hành lang Hoàng thành. (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Khu vực Tử Cấm Thành (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Duyệt Thị Đường: Một nhà hát dành cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và là nơi biểu diễn các vở tuồng dành cho quan khách, sứ thần thưởng thức. Tuồng biểu diễn trong Duyệt Thị Đường là các vở tuồng cung đình. Đây được xem là nhà hát cổ nhất của ngành sân khấu Việt Nam. (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

(Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

(Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Kiến trúc độc đáo của Hoàng thành Huế (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

(Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Cơ Hạ Viên: Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên. (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Giữa vườn có hồ nước rộng gọi là Minh Hồ, Giữa Minh Hồ có một đảo nhỏ, trên đảo có lầu gác gọi là Quang Biểu. (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Vườn Cơ Hạ (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: Nằm trong Thành Nội, đây là Bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923. Bảo tàng hiện có tới 700 hiện vật: gốm mộc, gốm tráng men... Tòa nhà này cũng chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị (Ảnh: Vũ Phạm Văn / Culture Trip)

Hoàng thành Huế mở cửa đón khách du lịch. Giá vé 150.000 đồng/người lớn, 30.000 đồng/trẻ em, trẻ em dưới 7 tuổi được miễn phí.

Thanh Thủy

Theo ĐSPL, Vietnammoi

Từ khóa: