Sự kiện hot
11 năm trước

Vụ xử lý cửa hàng thời trang Gucci và Milano: QLTT Hà Nội làm chưa đúng?

Dantin - Liên quan đến việc xử lý vi phạm tại 2 cửa hàng hiệu mang nhãn Gucci và Milano tại 63 phố Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều ý kiến cho rằng việc Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội tịch thu và đem bán thanh lý số hàng (đã được chứng minh là hàng thật) là chưa đúng.

Dantin - Liên quan đến việc xử lý vi phạm tại 2 cửa hàng hiệu mang nhãn Gucci và Milano tại 63 phố Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhiều ý kiến cho rằng việc Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội tịch thu và đem bán thanh lý số hàng (đã được chứng minh là hàng thật) là chưa đúng.

Bán thanh lý để sung công

Trao đổi với PV Đời sống & Tiêu dùng, ông Hoàng Hùng Thiệp – Phó trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) cho biết: “Vụ phát hiện và xử lý vi phạm tại 2 cửa hàng kinh doanh hàng thời trang cao cấp nhãn hiệu Gucci và Milano ở số 63 phố Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có thwe được xem là một trong những vụ lớn nhất trong những năm gần đây. Đây là 2 nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới, giá trị hàng hóa lại lớn nên vụ xử lý 2 cửa hàng này đã thu hút được sự quan tâm chú ý của dư luận.

Cũng theo ông Thiệp, ngay sau khi phát hiện sai phạm và tịch thu toàn bộ số hàng hóa nói trên, phía Chi cục đã có văn bản trình lên UBND TP Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo việc xử lý. Đầu tháng 3/2013, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý với đề xuất của cơ quan liên ngành về việc xử lý vi phạm tại 2 cửa hàng kinh doanh hàng hiệu mang nhãn Gucci và Milano tại 63 phố Lý Thái Tổ (quận Hoàn Kiếm) là bán thanh lý toàn bộ số hàng trên để sung vào công quỹ nhà nước.

Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng Luật Vì Dân (Hà Nội).

“Để xác minh nguồn gốc của số hàng thời trang cao cấp nói trên, phía các cơ quan chức năng đã cho mời chuyên gia của 2 hãng Gucci và Milano sang Việt Nam để tiến hành kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy số hàng trên là hàng thật, không phải hàng nhái, hàng giả. Vì vậy hướng xử lý của cơ quan chức năng là tổ chức bán lại để sung công quỹ”, ông Thiệp cho biết thêm.

Giải thích về việc tại sao đã xác minh được đây là hàng thật nhưng cơ quan chức năng vẫn ra quyết định tịch thu để bán sung công quỹ, ông Thiệp cho rằng: “Đây là hành vi vi phạm trong kinh doanh, cụ thể là kinh doanh hàng do nước ngoài sản xuất nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Còn về việc phía chủ của 2 cửa hàng này có trốn thuế hay không thì đó lại thuộc về phạm vi điều tra của Công an kinh tế, QLTT không xử lý về vấn đề này”.

“Chỉ được phép phạt hành chính, không được phép tịch thu hàng”

Về việc xử lý vi phạm đối với 2 cửa hàng kinh doanh sản phẩm thời trang nhãn hiệu Gucci và Milano mà Chi cục QLTT Hà Nội tiến hành, Luật sư Trần Đình Triển (Trưởng văn phòng Luật Vì Dân, Hà Nội) cho rằng cách xử lý trên chưa đúng, còn nhiều chồng chéo.

Luật sư Trần Đình Triển phân tích: “Về nguyên tắc, để xác minh 2 cửa hàng kinh doanh nói trên có vi phạm hay không trước hết cần phải kiểm tra giấy phép đăng ký kinh doanh và xác minh xem hàng hóa họ bán là hàng bán buôn hay bán sỉ, bán lẻ, có phải là hàng nhái, hàng giả hay không. Thực tế thì chỉ những hàng nhập khẩu (cơ sở bán buôn) họ mới có hóa đơn, chứng từ của hải quan còn những cơ sở bán sỉ, bán lẻ (mua của cơ sở khác để về bán lại) thì thường không có hóa đơn chứng từ. Việc chứng minh hóa đơn, chứng từ để truy tìm nguồn gốc lại phải thuộc về cơ sở bán buôn.

Cửa hàng kinh doanh thời trang nhãn hiệu Gucci và Milano ở số 63 phố Lý Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Việc tịch thu và bán thanh lý toàn bộ số hàng hóa thời trang ở 2 cửa hàng kinh doanh phố Lý Thái Tổ là chưa đúng. Bởi khi các cơ quan chức năng đã mời chuyên gia của 2 hãng Gucci và Milano đến để kiểm tra và xác minh được đây là hàng chính hãng, hàng thật, không phải hàng nhái, hàng giả thì không thể xử phạt theo tội kinh doanh buôn bán hàng nhái, hàng giả được vì thiếu cơ sở. Ở đây, 2 chủ cửa hàng đã vi phạm khi không xuất trình được hóa đơn, chứng từ nhập khẩu, điều đó có nghĩa chỉ có thể xử phạt họ về mặt hành chính, còn hàng hóa vẫn phải trả lại để họ kinh doanh. Ngoài ra, việc chủ 2 cửa hàng này có trốn thuế hay không thì cần phải có sự vào cuộc điều tra kĩ hơn nữa từ phía công an kinh tế”.

Cũng theo LS Trần Đình Triển, qua vụ việc trên cho thấy quy định và cơ chế xử phạt đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất chính là ngay cả QLTT – đơn vị trực tiếp kiểm tra và xử lý vi phạm vẫn còn “loay hoay” chưa biết xác định cơ sở kinh doanh vi phạm tội gì và xử phạt như thế nào.

Họ đều là những cơ sở kinh doanh bán lẻ, bán sỉ nghĩa là mua là từ đại lý khác để bán, họ không phải là người trực tiếp nhập khẩu thì làm sao họ có được hóa đơn, chứng từ nhập khẩu để xuất trình khi kiểm tra? Đây là một vấn đề bất cập, cần sớm điều chỉnh và sữa chữa, bổ sung cho phù hợp với thực tế”, LS Trần Đình Triển cho biết thêm.

Hoàng Sơn

Từ khóa: