Sự kiện hot
4 tháng trước

Đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường an toàn hệ thống thanh toán

NHNN cho biết, sẽ sớm hoàn thiện và đẩy mạnh khai thác “Hệ thống thu thập thông tin trực tuyến” (Hệ thống ODCS) để kết nối, truy vấn, thu thập, giám sát số dư tài khoản đảm bảo thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

NHNN yêu cầu thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Ngân hàng Nhà Nước: Đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp để tăng cường an toàn hệ thống thanh toán.

Thời gian qua, công tác thanh toán đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Nếu như ở giai đoạn 2015 - 2017, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Việt Nam có 31% người trưởng thành có tài khoản thanh toán, thì đến nay, con số này đã tăng lên 77,41%. Nhiều ngân hàng báo cáo trên 90% giao dịch được thực hiện trên kênh số, có ngân hàng đạt tỷ lệ tới 98%.

Về số lượng giao dịch, nếu như năm 2019, hệ thống thanh toán bù trừ có khoảng 700 triệu giao dịch, là một con số mơ ước thời điểm đó thì đến năm 2023, số lượng giao dịch đã đạt 7 tỷ giao dịch, gấp 10 lần so với năm 2019.

Hơn hết, nếu như năm 2017, chỉ một vài ngân hàng có Mobile Banking thì hiện nay tất cả giao dịch đều thực hiện trên mobile, đem đến sự giao tiếp hoàn toàn khác cho người dùng.

Tăng trưởng về số lượng giao dịch thanh toán qua Internet và Mobile bình quân qua các năm lần lượt đạt mức 46,48%, 90,12%; riêng thanh toán qua QR Code, từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng về số lượng giao dịch qua QR Code bình quân năm đạt 471,13%.

Năm 2023, tổng số lượng giao dịch thanh toán điện tử đạt xấp xỉ 4,09 tỷ giao dịch với giá trị giao dịch đạt khoảng 1,9 triệu tỷ đồng, tăng 47,15% về số lượng và 41,78% về giá trị so với năm 2022. Bình quân 1 ví điện tử đang hoạt động phát sinh khoảng 10 giao dịch/tháng, cùng giao dịch là xấp xỉ 4,8 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, khi số lượng khách hàng tăng, giao dịch tăng cả số lượng và chất lượng, kết nối phức tạp cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý và đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán.

Cụ thể, đó là việc tăng trưởng số lượng tài khoản đi kèm vấn nạn sử dụng giấy tờ giả để mở tài khoản thanh toán, hay việc nhiều cá nhân mở tài khoản rồi bán lại cho người khác sử dụng, các giao dịch bất hợp pháp… Bên cạnh đó, còn là các nguy cơ mất an ninh, an toàn hệ thống.

Đảm bảo hoạt động thanh toán thông suốt, an toàn

Theo đó, NHNN sẽ phối hợp cùng Cục An ninh kinh tế A04, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) kiểm tra giải pháp eKYC từ các tổ chức.

Ngoài ra, NHNN cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm về hoạt động thanh toán, cũng như ngăn ngừa việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các giao dịch bất hợp pháp. Hệ thống thông tin cũng được cập nhật, cảnh báo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Cơ quan quản lý cũng đang có kế hoạch triển khai phần mềm “Hệ thống thông tin quản lý hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán” (Hệ thống SIMO), nhằm từng bước phát triển kho dữ liệu tập trung thông tin về các tài khoản thanh toán, ví điện tử có dấu hiệu nghi ngờ hoặc liên quan đến giao dịch gian lận, bất hợp pháp.

Về các văn bản pháp lý, trong đầu năm 2024, NHNN sẽ hoàn thiện và ban hành các thông tư thay thế cho Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, Thông tư 20/2022/TT-NHNN, Thông tư 46/2014/TT-NHNN. Đây là những văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến hoạt động của các tổ chức trung gian thanh toán.

Bên cạnh đó, Tăng cường phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm về hoạt động thanh toán, cũng như ngăn ngừa việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các giao dịch bất hợp pháp; cập nhật, cảnh bảo kịp thời những phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

Trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ triển khai phần mềm “Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, giám sát và phòng ngừa rủi ro gian lận trong hoạt động thanh toán” (Hệ thống SIMO) nhằm từng bước phát triển kho dữ liệu tập trung thông tin về các tài khoản thanh toán, ví điện tử có dấu hiệu nghi ngờ hoặc liên quan đến giao dịch gian lận, bất hợp pháp.

NHNN sẽ sớm hoàn thiện và đẩy mạnh khai thác “Hệ thống thu thập thông tin trực tuyến” (Hệ thống ODCS) để kết nối, truy vấn, thu thập, giám sát số dư tài khoản đảm bảo thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: