Sự kiện hot
khoảng 1 tuần trước

Kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 đạt được nhiều kết quả tích cực

Theo đánh giá của các thành viên Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 tiếp tục chuyển biến tích cực, nhìn chung tốt hơn tháng 3 và 3 tháng đầu năm; tính chung 4 tháng đầu năm 2024 đạt được kết quả tốt hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, với những kết quả nổi bật.

Chuyên gia chỉ ra giải pháp tạo sự “đột phá” trong tăng trưởng kinh tế năm
Kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 0,8% so tháng 3 và tăng 6,3% so cùng kỳ, tính chung 4 tháng tăng 6%, trái ngược với mức giảm 2,5% của cùng kỳ năm 2023. Trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 6,3%. Ở khu vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 2% so tháng 3 và tăng 9% so cùng kỳ, tính chung 4 tháng tăng 8,5%.

Khu vực nông nghiệp phát triển ổn định, xuất khẩu nông sản đạt gần 20 tỷ USD. Sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành Nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 4 đạt 50,3 điểm, trong đó lượng đơn hàng mới tăng mạnh. Đây là chỉ dấu quan trọng mang tới kỳ vọng lớn hơn về sự tăng tốc cho ngành sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 4 tăng 1,19% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%. Bình quân 4 tháng đầu năm, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Cùng với đó, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất cho vay giảm; ổn định tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 4/2024 ước đạt 175,6 nghìn tỷ đồng; lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước bốn tháng đầu năm 2024 ước đạt 733,4 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% dự toán năm và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, 4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Cũng trong tháng 4/2024, cả nước có thêm 15,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký là 175,8 nghìn tỷ đồng. Con số này giảm 4,1% về số doanh nghiệp và tăng 13,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2023. Nhưng nếu so với tháng 3/2024, số doanh nghiệp mới trong tháng 4/2024 vẫn tăng 8,4%.

Với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng nên hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá trong 4 tháng đầu năm đã có những khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Trong tháng 4/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 61,20 tỷ USD, mặc dù giảm 5,2% so với tháng trước nhưng tăng tới 15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Tính chung bốn tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 33,62 tỷ USD, tăng 21%, chiếm 27,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 90,02 tỷ USD, tăng 12,9%, chiếm 72,8%.

Trong 4 tháng đầu năm 2024 có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,8%).

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2024 ước đạt 30,26 tỷ USD, giảm 2% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,21 tỷ USD, giảm 3,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 19,05 tỷ USD, giảm 1,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng Tư tăng 19,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 24,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,5%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 115,24 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 41,86 tỷ USD, tăng 19,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73,38 tỷ USD, tăng 13,1%.

Chuyên gia dự báo lạm phát năm 2023 chỉ 2,5% - Nhịp sống kinh tế Việt Nam &  Thế giới

Dự báo mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay có thể đạt mức 6%. Ông Nguyễn Bá Hùng, chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam nhận định, đầu tư công sẽ là động lực chính cho tăng trưởng, song cần hiện thực hóa kế hoạch để đầu tàu này phát huy sức mạnh.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mức tăng 1% trong giải ngân vốn đầu tư công tương ứng với mức tăng 0,058% GDP. Ngoài ra, 1 đồng vốn đầu tư công được giải ngân sẽ kích thích 1,61 đồng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch luôn ở mức thấp, dao động quanh 80%.

Để thúc đẩy tăng trưởng, ADB nhấn mạnh, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước, phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế. Thị trường vốn non trẻ, phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, còn rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: