Sự kiện hot
7 năm trước

Mẹ 8X gợi ý thực đơn các món cơm ngon, bổ cho bé trên 1 tuổi

Sau thời gian ăn dặm, các mẹ thường đau đầu với việc cho con ăn cơm. Bé sẽ hào hứng hơn, thích thú hơn khi được thưởng thức những món mẹ làm kèm cơm thật ngon, thật hấp dẫn.

Nhìn những bữa cơm thật ngon và hấp dẫn cả về màu sắc và cách nấu của chị Thanh Tân mới thấy được rằng, chị là một người mẹ thật tuyệt vời, khi đã dành cả tâm huyết của mình cho việc chăm con, từng ly từng tí.

Ngoài phụ giúp công việc kinh doanh của chồng, chị Thanh Tân đã xin nghỉ việc là một nhân viên văn phòng để được ở nhà chăm sóc con của mình. Chị Thanh Tân cho biết, chị cho con ăn dặm từ khi 6 tháng tuổi. Ban đầu chị cho bé ăn bột gạo xay, sau đó 8 tháng chị cho bé ăn cháo để quen dần với độ thô. Một tháng sau, chị cho bé ăn cháo nguyên hạt và từ từ đặc dần lên.

Gia đình nhỏ của chị Thanh Tân. (Ảnh NVCC)

Khi con tròn 12 tháng tuổi, chị bắt đầu cho bé ăn cơm. Ban đầu là cơm nhão tán nhuyễn, rồi dần dần tăng độ thô và hiện tại, khi bé được 18 tháng tuổi, con đã ăn cơm nhão hơn một chút so với người lớn.

Cùng trò chuyện với người mẹ trẻ đảm đang này để có thêm kinh nghiệm cho con ăn cơm:

- Chào chị, được biết bé nhà chị ăn cơm từ khi 12 tháng tuổi. Theo chị thời gian đầu ăn cơm cần chú ý những gì?

- Thời gian đầu cho trẻ ăn cơm thì cơm phải thật mềm và nhão, chỉ đặc hơn cháo một chút vì từ ăn cháo chuyển sang ăn cơm là môt bước thay đổi rất lớn đối với bé. Mình thường hay nấu cơm cho bé nhà mình bằng cách là khi nấu cơm cho gia đình mình thường bốc một nắm gạo vo sạch cho vào chén rồi cho nước vào chén và chưng vào nồi cơm luôn. Tỉ lệ gạo nước có thể linh động theo ý muốn độ mềm của cơm như thế nào. Cách này sẽ rất tiện vì không phải mất thời gian nấu riêng cho con.

Ban đầu ăn cơm trẻ sẽ chưa quen lắm, mẹ không nên vội vàng bắt trẻ ăn nhiều. Đầu tiên sẽ làm quen 1 thìa rồi 2 thìa và tăng dần.

Điều quan trọng cần chú ý là bữa ăn của trẻ phải đủ 4 nhóm chất:

+ Đạm: nguồn bổ sung đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…

+ Đường tinh bột: Chất đường bột được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc, gạo, mì, bánh mì, rau củ… Nếu trẻ không chịu ăn cơm, bạn đừng nên lo lắng. Hãy thay thế bằng các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên cám như mì, nui, phở, miến, bún...

+ Chất béo: có trong dầu, bơ thực vật...

+ Vitamin và khoáng chất: nhóm thực phẩm này không cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động tổng hợp dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Vì vây, trong 1 bữa ăn các mẹ nên chú ý cân bằng dinh dưỡng 4 nhóm trên cho bé.

Thêm nữa, bữa ăn của bé cũng nên đa dạng món cho bé lựa chọn. Mình thường làm một bữa có hai món canh và món mặn. Thức ăn của bé chế biến đô thô thích hợp, thức ăn thì băm nhuyễn, xắt nhỏ rồi tăng dần đô thô cho theo sự thích ứng của con. Thay đổi món ăn thường xuyên cho bé có hứng thú trong ăn uống.

(Ảnh NVCC)

Nếu bé không thích thịt hay cá, các mẹ có thể thay đổi. Thay vì chế biến như kho hay chiên thì có thể trộn chung với các loại rau củ quả xay rồi chiên thành bánh. Bé cầm ăn sẽ rất thích. Như thế không những bé ăn đươc thịt, cá mà còn có cả rau củ quả trong đó nữa.

Mình thường để bé tự xúc ăn. Bé nhà mình từ khi ăn cơm toàn đòi tự xúc ăn. Mặc dù ăn xong là một bãi chiến trường. Mẹ dọn mệt muốn xỉu nhưng từ từ bé sẽ ăn gọn gàng và mẹ cũng sẽ đỡ vất vả hơn. Mình thường chọn cho bé những cái chén, dĩa, muỗng màu sắc bắt mắt sẽ tăng hứng thú trong ăn uống cho bé.

Khi bé không ăn hết phần cơm thì đừng cố gắng ép bé làm bé sợ viêc ăn. Khi bé ăn ngoan hãy động viên, khen bé, chắc chắn bé sẽ rất thích và hứng thú đấy.

- Mỗi ngày chị dành thời gian như thế nào cho việc nấu ăn cho con?

- Mỗi ngày mình dành ra khoảng 30 phút là có ngay bữa ăn cho con. Như bé nhà mình người lớn ăn gì thì thì bé ăn đó. Mình chỉ cần cho riêng không nêm nếm gia vị như người lớn và đồ ăn thì băm nhỏ tùy đô thô là được.

Bé luôn ăn hết phần cơm mẹ nấu. (Ảnh NVCC)

- Chị làm nhiều món ngon như vậy, có khi nào con chán ăn?

- Trẻ con cũng như người lớn chúng ta, sẽ có những ngày con chán ăn. Mình thường làm những món có nước bé dễ nuốt mà thích ăn hơn như nui xào bò sốt cà, nui nấu thịt heo rau củ, phở bò, hủ tiếu, bún riêu... Mình còn làm thêm sữa hạt hay sinh tố, bánh flan... cho con và con rất thích. Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ của mình sẽ có ích cho các mẹ trong việc nấu cơm cho con.

- Cảm ơn chị đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích với chuyên mục.

Tham khảo thực đơn các món cơm đa dạng mẹ đảm làm cho con:

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

(Ảnh NVCC)

Mai Phương
Theo vietnammoi.vn

Từ khóa: