Những số liệu thống kê về trẻ em chậm nói, trong đó các các trẻ chậm nói do mắc phải Hội chứng tự kỷ, Hội chứng tăng động giảm chú ý có dấu hiệu gia tăng trong những năm gần đây ở Việt Nam.
Những thống kê sợ bộ trên thế giới cho thấy trẻ chậm nói do các yếu tố về hội chứng tự kỷ cho thấy có khoảng 70 triệu người tự kỷ có các biểu hiện chậm nói cần được hỗ trợ về âm ngữ trị liệu, gần bằng 1% dân số thế giới và tương đương với dân số Việt Nam năm 1995. (Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh của Mỹ, http://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html).
Ở Việt Nam, những thống kê do Bệnh viện Nhi Trung Ương cung cấp, cho thấy số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến khám tăng dần. Năm 2008 có 450 trẻ, năm 2009 có 950 trẻ, năm 2010 có 1792 trẻ. Tháng 10/2011 có khoảng 2000 trẻ, trung bình một ngày có khoảng 10-20 trẻ. Những trẻ này đến từ các tỉnh chiếm 2/3 tổng số, còn lại 1/3 là từ Hà Nội.
Tuy nhiên tình trạng này ở Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức tầm quan trọng cũng như những nghiên cứu về các phương pháp hỗ trợ cho trẻ em chậm nói. Nhiều bậc phụ huynh chưa đánh giá đúng mức tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển của con mình, nên thường có tâm lý “Trời sinh voi sinh cỏ, đến tuổi tự khắc nó nói”, nên cứ để con phát triển “tự nhiên” dẫn đến nhiều bé đến 3 tuổi, 4 tuổi, 5 tuổi chưa nói được, nhiều trẻ đến 6 tuổi có vốn ngôn ngữ quá ít, không đi học được lớp 1. Lúc đó mới lo âu và cuống cuồng đi gặp bác sỹ, chuyên gia tâm lý… nhưng tình trạng của con đã quá nặng và cơ hội phát triển, hòa nhập xã hội của bé đã giảm dần
Phụ huynh còn thiếu sự sát sao và đánh giá sai?
Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách. Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, khám phá thế giới xung quanh, học tập và vui chơi,…
Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của mỗi đứa trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức thế giới xung quanh, là cơ sở của mọi suy nghĩ, là công cụ của tư duy. Nhờ ngôn ngữ, trẻ có thể dễ dàng nhận thức và khám phá thế giới xung quanh. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và thẫm mĩ cho mỗi đứa trẻ. Thông qua ngôn ngữ, có thể hình thành và điều chỉnh các hành vi của trẻ phù hợp với các quy tắc ứng xử và đạo đức xã hội, uốn nắn và hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho mỗi đứa trẻ.
Thông qua ngôn ngữ, cũng hình thành cho trẻ năng lực cảm thụ cái đẹp, khả năng tư duy và sáng tạo ra cái đẹp. Ngôn ngữ cũng góp phần quan trọng đến phát triển thể lực cho trẻ như các trò chơi vận động, các giờ thể dục… giáo vên đều dùng đến ngôn ngữ để hướng dẫn trẻ thực hiện tốt các yêu cầu. Ngoài ra hoạt động nói cũng liên quan đặc biệt đến các cơ quan hô hấp, thích giác, bộ máy phát âm,… Quá trình phát âm là quá trình rèn luyện “bộ máy” phát âm, rèn luyện phổi, khí quản và các bộ phận khác của cơ thể.
Sự đánh giá sai về tầm quan trọng dẫn đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế. Thực tế, không khó để phụ huynh có thế nắm bắt và đánh giá được các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ thể hiện ở một số biểu hiện xuất hiện trong quá trình chăm sóc con như:
- Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
- Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
- Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
- Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
- Không cười tự phát lúc 6 tháng.
- Không bập bẹ lúc 8 tháng.
- Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
- Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
Thăm khám chuyên gia để đánh giá đúng
Đi thăm khám chuyên gia để có thể có những nhận định, chẩn đoán đúng về mặt tâm sinh lý độ tuổi phát triển của trẻ có cũng có vai trò quan trọng như tiêm phòng hay theo dõi sức khỏe phát triển của trẻ em. Do đó nếu theo dõi liên tục từ bây giờ cho đến khoảng 2 tuần liên tục, nếu con bạn có những biểu hiện như sau, có thể cho con đi thăm khám ở các cơ sở y tế hoặc các trung tâm can thiệp sớm nơi gần nhất:
- Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ
- Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
- Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
- Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)
- Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì…
Minh Minh (t/h)