Sự kiện hot
7 năm trước

Vì sao Bộ Y tế quyết xử lý dứt điểm việc nhầm lẫn tên sữa ?

Việc sử dụng sai tên gọi khiến người tiêu dùng nhầm sữa dạng lỏng làm từ sữa bột với sữa tươi kéo dài gần 7 năm nay sắp đến hồi kết khi lãnh đạo Bộ Y tế mới đây cam kết sẽ giải quyết dứt điểm.

Nhầm tên gọi sữa: Có dấu hiệu bảo hộ?

Cam kết này được tân Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường đưa ra tại Hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại khu vực phía Nam do Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức ngày 6.3, tại TPHCM.


Tại Hội thảo đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 tại khu vực phía Nam diễn ra ngày 6/3/2017, vấn đề truy xuất nguồn gốc thực phẩm làm nóng diễn đàn

Việc Bộ Y tế cho phép sử dụng tên gọi “sữa tiệt trùng” để chỉ loại sữa dạng lỏng làm từ sữa bột được doanh nghiệp sữa TH true MILK nêu ra tại hội nghị này như một kiến nghị để tạo hành lang pháp lý tạo ra thực phẩm an toàn.

Theo đó, việc sử dụng khái niệm “sữa tiệt trùng” được ông Ngô Minh Hải (Phó Tổng Giám đốc TH true MILK) cho là không đúng bản chất sản phẩm (“tiệt trùng” chỉ là công nghệ chế biến).

Tiêu chuẩn quốc tế (của Codex mà Việt Nam là thành viên cấp Chính phủ) gọi sữa dạng lỏng làm từ sữa bột là “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại”.

Ông Hải cho rằng, nếu chậm sửa đổi dẫn tới nhiều hệ lụy: Gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về thông tin sản phầm, vi phạm quyền được thông tin của người tiêu dùng.

Theo ông Hải, khái niệm “sữa tiệt trùng” cũng không khuyến khích phát triển nguổn sữa tươi nguyên liệu một cách bền vững, ảnh hưởng tới mục tiêu của ngành nông nghiệp về phát triển đàn bò sữa và sản lượng sữa tươi, làm tổn hại đến lợi ích của người chăn nuôi bò sữa và doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa tươi.

Từ đó, ông Hải đề nghị Bộ Y tế sửa đổi tên sữa tiệt trùng thành “sữa hoàn nguyên”, “sữa pha lại” và “sữa hỗn hợp” như dự thảo Bộ Y tế đưa ra cách đây 9 tháng nhưng đang bị dừng lại do một số doanh nghiệp sản xuất sữa dạng lỏng từ sữa bột phản đối.

Trả lời kiến nghị này, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho hay, ông đọc kỹ đề xuất này. Ông cũng đã nghiên cứu kỹ bản kiến nghị của Hiệp hội Sữa Việt Nam, đại diện cho một số doanh nghiệp sữa đề nghị giữ nguyên khái niệm sữa như hiện nay.


Ông Ngô Minh Hải, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TH nêu kiến nghị minh bạch sữa tại Hội thảo

Ông Cường bày tỏ quan điểm: Ngành sữa may mắn có các doanh nghiệp lớn tạo ra cạnh tranh giảm giá thành cho người tiêu dùng, giờ nhà nhà đều có thể uống được sữa. Thứ hai, nông dân cũng nhờ các doanh nghiệp sữa này có việc làm, tăng thu nhập nhờ việc thu gom sữa của các doanh nghiệp. Cùng với đó là sự phát triển của các trang trại quy mô lớn ở Mộc Châu, Nghệ An.

Tuy nhiên: “Đến một ngày nào đó, chúng ta bán cổ phần các doanh nghiệp sữa của Nhà nước, không chi phối nữa. Lúc đó, các đại gia chi phối có còn mua sữa của bà con hay không hay mua sữa của Thái Lan hay tập trung mua sữa bột? Các đại gia ngành sữa cũng có thể liên kết, sáp nhập không mua sữa của nông dân nữa. Lúc đó không có lợi cho ngành sữa và cả bà con nông dân” – ông Cường nói.

Từ đó, ông Cường đánh giá đề xuất minh bạch tên gọi các loại sữa có lợi cho nông dân và ngành sữa. “Tôi sẽ xử lý rất nhanh, không thể kéo dài như hai năm vừa qua. Điều đó thể hiện quyết tâm cải cách hành chính của Bộ Y tế” – ông Cường khẳng định.

Minh bạch nguồn gốc mới kiểm soát được chất lượng sữa

Tại hội nghị nêu trên, nhiều đại biểu cho rằng, một trong những biện pháp có tính quyết định đối với thực phẩm là Nhà nước cần tạo ra hành lang pháp lý để quản lý, kiểm tra được nguồn gốc thực phẩm.

Chẳng hạn, bà Nguyễn Thị Thu, phó Chủ tịch UBND TP HCM cho hay, kinh nghiệm tại TP HCM những năm qua là tập trung kiểm soát nguồn gốc thực phẩm. Các biện pháp được áp dụng bao gồm liên kết với các địa phương, các cơ sở để ký kết thoả thuận cung cấp thực phẩm sạch, kiểm soát chợ đầu mối, trung tâm bán hoá chất, phụ gia. Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho hay, một trong những biện pháp để quản lý thực phẩm là tiếp tục xây chuỗi thực phẩm sạch và truy xuất nguồn gốc thực phẩm.


TH true MILK là thương hiệu ghi rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu trên nhãn mác

Chủ trì hội nghị, Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng công tác quản lý hiện nay thực hiện bằng cách hậu kiểm; vì thế, nếu không truy xuất được nguồn gốc thì không thể quản lý được.

Tuy nhiên, ngay cả với sản phẩm sữa, thực phẩm đang trở thành thiết yếu hiện nay cũng chưa có quy định về truy xuất nguồn gốc. Chẳng hạn, với một hộp sữa dạng lỏng được bán ra, người tiêu dùng không biết được chế biến từ sữa bột mua ở Châu Âu hay Trung Quốc, hay làm từ sữa tươi của trang trại nào.

Hiện tại, trong ngành sữa Việt Nam, chỉ duy nhất có TH true MILK tự ghi nguồn gốc sản phẩm sữa tại trang trại của hãng này tại Nghĩa Đàn, Nghệ An; còn lại các hãng sữa trong nước khác đều không ghi rõ xuất xứ nguyên liệu. Bà Thái Hương, Chủ tịch TH true MILK cách đây 3 năm cũng đề nghị Chính phủ ban hành quy định ghi rõ nguồn gốc nguyên liệu lên bao bì sản phẩm nhưng chưa được xem xét, quyết định. Điều này không những khó khăn cho công tác hậu kiểm của cơ quan quản lý Nhà nước mà khiến cho người tiêu dùng cảm thấy không yên tâm và thiếu thông tin để lựa chọn sản phẩm.

Chẳng hạn, trong vụ việc sữa Trung Quốc nhiễm melamin năm 2008, dù cơ quan chức năng công bố sữa Việt Nam không có melamin nhưng người tiêu dùng trong nước vẫn băn khoăn khi không rõ nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm sữa được nhập từ nước nào. Hiện tại, với sự mở rộng của thị trường và công nghệ chế biến sữa, liên tục có các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường, nếu không có biện pháp truy xuất nguồn gốc sẽ khó khăn trong quản lý và không đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

 

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng NNPTNT cho hay: Bộ Luật Hình sự hiện hành quy định, vi phạm về ATTP chỉ bị xử lý hình sự khi đã xảy ra hậu quả. Nay trong Luật Hình sự bổ sung sửa đổi quy định nếu cố ý vi phạm hoặc tái vi phạm hành chính sẽ bị xử lý hình sự.

 

 Bảo An

Từ khóa: