Sự kiện hot
3 năm trước

ACV tổ chức ĐHCĐ bất thường lần thứ nhất năm 2020 về đầu tư dự án Thành phần 3 của sân bay quốc tế Long Thành

Theo VDSC, Sau khi được Chính phủ phê duyệt là chủ đầu tư của dự án thành phần ba của Sân bay Quốc tế Long Thành (LTIA) giai đoạn 1 vào tháng 11 năm 2020, ACV đã tổ chức một cuộc ĐHCĐ bất thường vào ngày 15/12 để thông qua việc đầu tư cho dự án. Sau đây là những thông tin chính từ cuộc họp EGM.

Phối cảnh nhà ga sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Phối cảnh nhà ga sân bay Long Thành. (Ảnh: ACV)

Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) mới đây đã có báo cáo cập nhật đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV).

Đại hội cổ đông thông qua kế hoạch đầu tư dự án thành phần ba của LTIA

Giai đoạn 1 của dự án thành phần này sẽ bao gồm công tác xây dựng các công trình thiết yếu trong cảng hàng không, bao gồm:

  • Cơ sở hạ tầng chung: Rà phá bom mìn, san lấp mặt bằng, xây dựng tường rào, giao thông, bãi đỗ xe, hạ tầng tiện ích, điện, chiếu sáng và viễn thông.
  • Cơ sở hạ tầng khu bay: đường băng cấp 4F, đường lăn, đèn hiệu đường hàng không, hệ thống thiết bị ILS / DME.
  • Cơ sở hạ tầng hàng không: nhà ga với sức chứa 25 triệu khách, sân đỗ tàu bay, hệ thống cung cấp nhiên liệu máy bay, nhà ga hàng hóa sức chứa 1,2 triệu tấn, nhà để xe, nhà điều hành cảng và các công trình phụ trợ khác.

Như trong bảng dưới đây, tổng mức đầu cho dự án thành phần ba ước tính khoảng 99 nghìn tỷ đồng (~ 4,2 tỷ USD), chiếm mức chi tiêu nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư là 109 nghìn tỷ đồng (~ 4,7 tỷ USD) cho toàn bộ giai đoạn 1 của LTIA. Cơ cấu vốn của dự án phần lớn là vốn vay (gần 2/3 chi phí tài sản cố định sẽ được tài trợ bởi các khoản vay không được Chính phủ hỗ trợ), trong khi giá trị vốn chủ sở hữu của ACV là khoảng 36 tỷ đồng (~ 1,5 tỷ USD). Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho biết, huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tài trợ cho dự án vẫn là một lựa chọn mở tùy thuộc vào tình hình triển khai thực tế. Ban lãnh đạo cũng đề cập tới hiệu quả của dự án: Thời gian hoàn vốn của dự án là 12 năm, mức IRR là 16%, theo báo cáo nghiên cứu khả thi.

Nguồn: VDSC

Nguồn: VDSC

Những thay đổi trong cơ chế quản lý tài sản khu bay

ACV sẽ được ghi nhận phí hạ cánh/cất cánh từ LTIA do tài sản khu bay (đường băng và đường lăn) sẽ được đầu tư từ nguồn vốn của công ty. Ngoài ra, doanh thu và chi phí từ tài sản khu bay hiện tại sẽ được ghi nhận từ năm 2021 (Q4-2020 vẫn tiếp tục ghi nhận ngoại bảng), sau khi Chính phủ đã có phê duyệt chính thức về việc giao ACV quản lý, vận hành và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư đến hết năm 2025. Tuy nhiên, phần lợi nhuận từ những tài sản đó sẽ được trả lại cho Nhà nước. Bên cạnh thay đổi về việc hạch toán kế toán, việc này sẽ giúp công ty cắt giảm thời gian cho việc bảo dưỡng, duy tu đường băng khi chủ động được dòng tiền, thay vì phải chờ bố trí vốn từ ngân sách Nhà nước.

Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại ACV có thể tăng lên

Trong ĐHCĐ, ban lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng các tài sản sân bay hiện tại sẽ được định giá lại và sau đó sẽ được hợp nhất vào bảng cân đối kế toán của ACV. Trong trường hợp đó, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước có thể sẽ được nâng lên tương ứng.

VDSC kỳ vọng ACV sẽ niêm yết trên sàn HOSE vào năm 2021, hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu

Do cơ chế quản lý khu bay nói trên đã được phê duyệt, VDSC kỳ vọng mục “vấn đề cần nhấn mạnh” trong ý kiến kiểm toán liên quan đến việc hạch toán doanh thu và chi phí từ khu bay được xóa bỏ, giúp ACV đủ điều kiện niêm yết trên sàn HOSE. Mặc dù lộ trình niêm yết chi tiết không được tiết lộ, VDSC kỳ vọng nội dung này sẽ được bàn thảo tại ĐHCĐ năm 2021 và niêm yết sau đó. VDSC cho rằng việc niêm yết sẽ giúp thu hút sự quan tâm từ các quỹ đầu tư khi ACV đang nằm trong top mười cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường.

Theo quyết định Quyết định 1777/QĐ - TTg phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với mục tiêu đầu tư xây dựng sân bay đạt cấp 4F theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), là sân bay quốc tế quan trọng quốc gia, hướng tới là một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực. Dự án được phân thành bốn dự án thành phần bao gồm: dự án thành phần 1: Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước; dự án thành phần 2: Các công trình phục vụ quản lý bay; dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu trong sân bay; dự án thành phần 4: Các công trình khác.

Trong đó, dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác cảng thực hiện, được giao cho ACV) làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn của ACV.

Dự án thành phần 3: Các công trình thiết yếu của sân bay do ACV làm chủ đầu tư bao gồm: hạ tầng chung (rà phá bom mìn, san lấp và chuẩn bị mặt bằng, xây dựng hàng rào, giao thông kết nối tuyến số 1, số 2 và các nút giao; đường và bãi đỗ ô-tô, cầu, hầm, cấp điện, cấp thoát nước, chiếu sáng, viễn thông…); công trình tại khu bay (đường cất hạ cánh, đường lăn, đèn hiệu hàng không, hệ thống thiết bị ILS/DME…); sân đỗ tàu bay; hệ thống cung cấp nhiên liệu tàu bay; nhà ga hành khách; nhà ga hàng hóa số 1, nhà để xe, tòa nhà điều hành Cảng và các công trình phụ trợ khác.

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: