Sự kiện hot
2 ngày trước

Cảnh báo thủ đoạn giả mạo ban tổ chức chương trình giải trí, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng

Hiện nay, một công thức lừa đảo mới đang được phát hiện khi các đối tượng giả mạo ban tổ chức (BTC) của chương trình giải trí nổi tiếng, đăng tải thông tin sai lệch trên mạng xã hội nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Mạng xã hội được xem là phương tiện giao tiếp tốt nhất giữa mọi người với nhau, không giới hạn khoảng cách; làm cho khoảng cách giữa mọi người như gần nhau hơn - đây là tiện ích mà mạng xã hội mang lại. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng bị các đối tượng lợi dụng trở thành mục đích và công cụ của tội phạm mạng. Các hãng bảo mật lớn đã quan sát được làn sóng đe dọa trực tuyến ngày càng tăng; những đe dọa này ngày càng phức tạp hơn, khó phát hiện hơn và thường nhắm vào lối sống “kết bạn trực tuyến” của mọi người. Lợi dụng mạng xã hội để đánh cắp thông tin sử dụng cho mục đích kiếm tiền. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: Không một mạng xã hội trên Internet, thế giới ảo hay trò chơi trực tuyến nào đảm bảo an toàn 100% cho người sử dụng.

Mới đây, Ban tổ chức giải chạy Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024 phát đi thông báo về việc xuất hiện tài khoản Facebook giả mạo Ban Tổ chức đăng tải thông tin sai lệch, giả mạo giải chạy nhằm lừa đảo vận động viên.

Hàng loạt fanpage giả mạo các chương trình giải trí trên mạng xã hội
Cảnh báo thủ đoạn giả mạo ban tổ chức chương trình giải trí, nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Theo đó, tại Fanpage giả mạo này, các đối tượng đã cung cấp số tài khoản: 9486786839, được mở tại ngân hàng Techcombank, chủ tài khoản là Công ty TNHH COAREST chỉ mới thành lập ngày 16/10/2024 do đối tượng Hồng Thu Hà làm đại diện pháp luật; Công ty TNHH COAREST có ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn đồ dùng cho gia đình.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện các Fanpage giả mạo chương trình Nha Trang Night Run Sanvinest khiến không ít nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản, gây ảnh hưởng đến uy tín hình ảnh của chương trình.

Thủ đoạn chung của các đối tượng trên là tạo lập các Fanpage giả mạo giống y hệt giao diện của Fanpage chính thống. Tại đây, đối tượng đăng tải những thông tin sai lệch về các chương trình, đính kèm với các hình ảnh được thiết kế tinh vi hoặc sao chép từ Fanpage chính thức, khiến nhiều người dùng dễ dàng tin tưởng.

Khi nạn nhân đã sập bẫy, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán các khoản tiền như phí tham gia chương trình, phí hệ thống, hoặc các chi phí phát sinh khác. Sau khi nạn nhân chuyển tiền theo yêu cầu, đối tượng sẽ chặn mọi liên lạc để chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Picture 1

Gần đây nhất, là giả mạo giải chạy "Dalat Music Night Run 2024" để dụ người dân mua vé; tạo ra các mã QR độc hại nhằm đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng của người dân. Mặc dù giải chạy "Dalat Music Night Run 2024" do Công ty CP Truyền thông Nexus tổ chức đã kết thúc vào ngày 1.6.2024, nhưng đầu tháng 10.2024, trên mạng xã hội lan truyền giải chạy "Dalat Music Night Run 2024" mới vào ngày 16 và 17.11 là giả mạo để mời gọi người dân, vận động viên đăng ký, tham gia và đóng tiền.

Trước đó, Ban tổ chức Cuộc thi viết thư quốc tế UPU cũng đã cảnh báo gần đây trên mạng xã hội Facebook xuất hiện nhiều trang fanpage giả mạo cuộc thi này. Các trang này đăng tải thông tin sai lệch, dẫn dụ học sinh và phụ huynh tham gia cuộc thi giả mạo nhằm lừa đảo, chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản.

Theo Cục An toàn thông tin, thủ đoạn chung của các đối tượng trên là tạo lập các fanpage giả mạo giống y hệt giao diện của fanpage chính thống. Tại đây, đối tượng đăng tải những thông tin sai lệch về các chương trình, đính kèm với các hình ảnh được thiết kế tinh vi hoặc sao chép từ fanpage chính thức, khiến nhiều người dùng dễ dàng tin tưởng.

Khi nạn nhân đã sập bẫy, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán các khoản tiền như phí tham gia chương trình, phí hệ thống, hoặc các chi phí phát sinh khác. Sau khi nạn nhân chuyển tiền theo yêu cầu, đối tượng sẽ chặn mọi liên lạc để chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Để tránh rơi vào bẫy của kẻ gian, người dùng nên cẩn thận khi nhận được bất kỳ thông tin giải thưởng nào từ các nguồn không xác định. Người dùng cần lưu ý rằng ban tổ chức các chương trình uy tín thường sẽ không yêu cầu người tham gia phải chuyển bất kỳ khoản tiền nào để nhận giải pháp. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra lại thông tin từ trang web hoặc trang chính thức của chương trình để xác minh tính xác thực của thông tin.

Các đơn vị chức năng chương trình giải trí cũng cần nâng cao cảnh báo và cung cấp các kênh thông tin rõ ràng, đồng thời, các cơ quan chức năng cần có biện pháp tăng cường giám sát và ngăn chặn các hành vi lừa đảo, đáp ứng kịp thời xử lý béo minh để bảo vệ quyền lợi của người dân.

Tiến Hoàng (t/h)/KTĐU

Từ khóa: