Sự kiện hot
12 năm trước

Chưa đủ sức gỡ khó cho doanh nghiệp

“Doanh nghiệp không hào hứng đón nhận chủ trương hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% từ 15.7”.

“Doanh nghiệp không hào hứng đón nhận chủ trương hạ lãi suất các khoản vay cũ xuống 15% từ 15.7”.

"Bởi thực tế sau khi triển khai chính sách hạ lãi suất theo chỉ đạo từ những tháng trước đã không như mong đợi của cộng đồng doanh nghiệp".

Ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận định như vậy.

Các doanh nghiệp đang mong lãi suất giảm về đúng mức Ngân hàng
Nhà nước chỉ đạo (ảnh minh họa).

Thưa ông, lãi suất các khoản vay thuộc hợp đồng cũ đã được nhiều ngân hàng thương mại công bố giảm xuống 15% từ hôm qua (15.7) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Ông nhìn nhận gì từ chủ trương này của NHNN?

- Tôi cho rằng NHNN đưa ra chủ trương buộc các ngân hàng thương mại (NHTM) hạ lãi suất các khoản vay cũ là một chủ trương tương đối hợp lý, tuy hiệu quả của nó trên thực tế ra sao thì còn cần phải có thời gian. Trước hết, ghi nhận nó phần nào giải quyết được khó khăn và mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp hiện nay, đồng thời cũng tạo điều kiện để ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ. Mặc dù đây chỉ là biện pháp hành chính nhưng cũng thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của ngân hàng đối với khó khăn của doanh nghiệp.

Trước mắt, giảm lãi suất nợ cũ sẽ làm nhẹ gánh doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không rơi vào cảnh nợ xấu. Chẳng hạn, mỗi tháng mỗi quý, doanh nghiệp đang phải trả 30 triệu đồng tiền lãi thì nay giảm còn 20 triệu đồng. Như vậy, nó cũng giúp doanh nghiệp dãn khoảng cách với nguy cơ nợ xấu.

Từ khi chủ trương này được đưa ra, nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết liệu có phải 100% các doanh nghiệp đang có khoản nợ cũ với ngân hàng cũng sẽ được hạ lãi suất xuống 15% hay không?

- Theo tuyên bố của cả Thống đốc và Phó Thống đốc thì “lãi suất các khoản nợ cũ” đều phải giảm xuống 15%, nên chúng ta có thể hiểu nôm na các khoản nợ ở đây bao gồm tất cả các khoản không phân biệt hình thức, miễn là khoản nợ trong quá khứ.

Tuy nhiên, muốn triển khai thực hiện được chủ trương này, tôi cho rằng cần phải có thêm văn bản hướng dẫn cụ thể, còn nếu chỉ nói như vậy mà mình đưa vào áp dụng ngay, thực hiện ngay là chưa được. NHNN cần sớm có hướng dẫn, để các NHTM có chương trình cụ thể của mình chứ không thể chỉ tuyên bố lãi suất hạ là đương nhiên lãi suất có thể giảm ào ào được ngay.

Mặc dù không thể phủ nhận việc hạ lãi suất này có tác động nhất định hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng chưa phải là một “phép màu” đủ mạnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như mong muốn của Thống đốc. Ý kiến của ông về vấn đề này?

- Tôi cho rằng lo ngại thế này của doanh nghiệp là đúng bởi căn cứ vào những lần chỉ đạo giảm lãi suất trước, doanh nghiệp thấy rằng công bố hạ lãi suất một thời gian dài rồi nhưng trên thực tế họ vẫn không tiếp cận được mức đó. Rõ ràng, việc cụ thể hóa những chủ trương đã không sát với chỉ đạo, khó thực hiện trên thực tế.

NHNN Chi nhánh Hà Nội vừa có cuộc họp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày 13.7, bàn về việc xử lý nợ xấu và thực hiện chỉ thị đưa lãi suất nợ cũ về 15%/năm. NHNN Chi nhánh Hà Nội lưu ý, đối với các tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% phải có kế hoạch cụ thể kiên quyết xử lý nợ xấu; các tổ chức tín dụng tăng dư nợ tín dụng mới nhưng đảm bảo chất lượng để không tăng nợ xấu.

Mục đích của đợt hạ lãi suất lần này được nhấn mạnh là vừa để cứu doanh nghiệp nhưng cũng là giúp các NHTM. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nói rằng dù lãi suất đi vay có được hạ xuống 10% hay 12% họ cũng không có nhu cầu vay nữa bởi tiêu thụ hàng hóa khó khăn. Việc hạ lãi suất này chỉ giúp các DNNN là chính?

- Tôi đồng tình với ý kiến này. Đúng là việc hạ lãi suất này sẽ chỉ giúp các DNNN là chủ yếu. Mỗi chính sách, chủ trương sẽ chỉ đáp ứng và phục vụ cho một đối tượng nhất định, chứ không thể đòi hỏi một chủ trương mà giải quyết được tất cả các việc, các đối tượng được.

Còn lý do hiện nay các doanh nghiệp không hấp thụ được vốn do rất nhiều nguyên nhân, đòi hỏi cần phải được giải quyết đồng bộ.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có điều kiện để áp dụng lãi suất cho vay hạ vì như vậy mới đảm bảo công bằng cho những doanh nghiệp đang vay vốn và trả nợ tốt cho ngân hàng, nhằm tránh sự cào bằng. Ông có đồng tình với đề xuất này?

- Đúng là nếu không có hướng dẫn cụ thể thì chính sách hạ lãi suất này dễ gây nên tình trạng cào bằng giữa các doanh nghiệp, gây nên sự mất công bằng, đặc biệt là bất công đối với các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện tốt việc vay vốn và trả lãi suất chuẩn mực đối với ngân hàng thời gian qua.

Chẳng hạn, việc giảm lãi suất hiện hữu từ 17 – 18%, hay từ 20% xuống còn 15% không kể loại hình doanh nghiệp, tín chấp hay thế chấp là phản kinh tế. Doanh nghiệp sử dụng đồng tiền hiệu quả không thể có chung mức lãi suất với doanh nghiệp sử dụng đồng tiền kém hiệu quả.

Thực tế này đòi hỏi các NHTM phải xây dựng chương trình của mình, nhắm vào các đối tượng chính của ngân hàng mình chứ không thể làm ồ ạt.

Lãi suất cao thì rủi ro thấp, lãi suất hạ thì rủi ro cao. Vậy với việc NHNN ép các NHTM hạ lãi suất xuống 15% liệu có khả năng khiến nợ xấu tăng hay tạo ra mâu thuẫn gì trong điều hành hay không?

- Nếu được thực hiện đúng chủ trương, có bài bản, giám sát cụ thể thì lãi suất mới không thể là nguyên nhân gây ra nợ xấu. Các ngân hàng có thể hạ lãi suất phải tăng kiểm soát rủi ro trong đảm bảo tài sản thế chấp nhất định. Họ cùng cần có biện pháp theo dõi khoản nợ, điều chỉnh nó phù hợp với mức lãi suất 15%. Nếu NHNN áp lãi suất cũ về 15%, thì cũng phải giảm thiểu rủi ro nợ cũ về tương xứng.

Xin cảm ơn ông!

Theo Danviet

Từ khóa: