Sự kiện hot
6 năm trước

Cúc lục lăng: 39 hợp chất quý giá

Trong số 52 hợp chất được chiết xuất từ toàn bộ cây Cúc lục lăng, có tới 39 hợp chất quý giá có tác dụng ức chế virus khởi nguyên gây viêm amidan, viêm họng; ngăn chúng phát triển và khiến chúng tự diệt theo thời gian.

Kiên trì điều trị cùng Cúc lục lăng

Theo thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Trần Quốc Bình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, viêm amidan khởi phát do 2 nguyên nhân chính: virus và vi khuẩn. Nguy hiểm nhất là bệnh có thể tái phát và người bệnh phải nhận rất nhiều đợt tấn công, phải hứng chịu nhiều triệu chứng khó chịu và nguy cơ biến chứng. “Cây Cúc lục lăng, cây Sơn đậu căn, cây Lược vàng, cây Thăng ma đều có thành phần kháng sinh thực vật, có tác dụng tốt trong điều trị kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm. Tôi chỉ lưu ý, các loại cây này hoàn toàn có thể sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan; có thể sử dụng lâu dài mà không có hại cho người bệnh, tuy nhiên cần kiên trì” – PGS. TS Trần Quốc Bình nhấn mạnh.

H:\WORKS\Chị TÚ ANH\BACH PHU\HÌNH MUA\Cúc lục lăng\123rf_30363773_superedit.jpg
Thực ra, Cúc lục lăng đã được y học cổ truyền Trung Quốc và kinh nghiệm dân gian sử dụng suốt hơn 300 năm qua với mục đích điều trị các bệnh liên quan đến đau hầu họng, kháng khuẩn. Tây y, với những gợi ý đó của Đông y, đã nghiên cứu tác dụng dược lý của loại thảo dược này để xác định chính xác các thành phần hoạt chất trong cây.

Kết quả bất ngờ

Khi so sánh khả năng chống viêm của hỗn hợp các flavonoid chiết xuất từ cây Cúc lục lăng với chất dexamethason trên tế bào chuột, kết quả là hỗn hợp này có khả năng chống viêm mạnh, cả cấp tính lẫn mãn tính. Điều đặc biệt là các chiết xuất này không có hại cho động vật thí nghiệm. Điều đó chứng tỏ tiềm năng có thể phát triển các chiết xuất flavonoid của Cúc lục lăng thành một loại thuốc chống viêm.

Với tác dụng kháng virus – tác nhân chính gây nên bệnh viêm họng, viêm amidan – từ gợi ý của Đông y về các loại thảo dược, một nhóm các nhà khoc học từ Đại học Hồng Kông và Đại học Jinan (Trung Quốc) đã chọn ra 21 loại cây từ miền Nam Trung Quốc để nghiên cứu. Cúc lục lăng gần như dẫn đầu trong nghiên cứu này về khả năng kháng virus với chỉ số an toàn cao.

Người Việt kế thừa các nghiên cứu quý báu

Rất tuyệt vời là Cúc lục lăng mọc khá nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta. Viện Nghiên cứu Y học Bản địa Việt Nam từ lâu đã âm thầm nghiên cứu loại cây kín tiếng nhưng nhiều tác dụng này.

Chia sẻ với chúng tôi, bác sĩ Hoàng Sầm, nguyên giảng viên chính Bộ môn Đông y, Đại học y dược Thái Nguyên - người đã dành nhiều thời gian tìm hiểu về Cúc lục lăng cho hay: “Cho đến hôm nay, khi đã biến một loài cây mọc hoang trên núi thành một sản phẩm có tên An Hầu Đan – hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan quý giá cho hàng vạn người, tôi mới cảm thấy yên tâm. Không đơn giản chỉ là chiết xuất những tinh túy của trời đất gửi trọn trong cây thuốc, mà chính là những đánh giá, thử nghiệm trong nhiều năm qua. Chứng minh hiệu quả và an toàn mới thực sự quan trọng nhất”.

H:\WORKS\Chị TÚ ANH\BACH PHU\HÌNH MUA\Cúc lục lăng\123rf_43275249_super edit.jpg
Thực ra, Cúc lục lăng đã được y học cổ truyền Trung Quốc và kinh nghiệm dân gian sử dụng suốt hơn 300 năm qua với mục đích điều trị các bệnh liên quan đến đau hầu họng, kháng khuẩn. Tây y, với những gợi ý đó của Đông y, đã nghiên cứu tác dụng dược lý của loại thảo dược này để xác định chính xác các thành phần hoạt chất trong cây.

Đó là một cây, chỉ nở hoa vào mùa thu – như mọi loài cúc khác, Cúc lục lăng không chỉ cống hiến cho đời vẻ đẹp tim tím mong manh, mà còn rút ruột để lại những tinh chất quý hiếm. Nếu là người biết quan sát, bạn sẽ thấy trên mỗi bông hoa lục lăng đang nở, các loại côn trùng thi nhau tìm về, như tìm một nơi trú ngụ, tìm một chốn an yên. Thiên nhiên này lạ lắm, thân thiện lắm và quý giá lắm. Phải biết tận dụng thiên nhiên, biến những ưu đãi của trời đất thành vũ khí bảo vệ sức khỏe cho con người – bác sĩ Hoàng Sầm trở nên lãng mạn khi nói về loài hoa của đời ông như vậy!

Ngọc Lan

Theo Đời sống & Tiêu dùng

Từ khóa: