Bản hợp đồng tuyển dụng chỉ bao gồm những điều bất lợi cho người tìm việc. Kẻ trục lợi không phải là nhà tuyển dụng mà chính là những trung tâm môi giới.
Bản hợp đồng tuyển dụng chỉ bao gồm những điều bất lợi cho người tìm việc. Kẻ trục lợi không phải là nhà tuyển dụng mà chính là những trung tâm môi giới.
Mỗi ngày có gần 100 người tìm việc được làm thủ tục xin việc, trung tâm đểu tha hồ thu lợi
Bước đầu đồng ý ở lại xin việc tại trung tâm KPH, người xin việc sẽ phải ký bản thỏa thuận tạm ứng chi phí lao động với trung tâm (tạm gọi là bản 1) rằng: "Qua trao đổi, Bên A (trung tâm) đồng ý cho Bên B (người xin việc) tạm ứng số tiền là: 250.000 VNĐ để trả các chi phí phát sinh khi Bên B đến Bên A để tìm việc”.
Vật làm tin của người xin việc bị trung tâm tạm giữ là chứng minh thư mà muốn lấy lại để trở về nhà thì phải trả 250.000 đồng cho trung tâm. Mặt sau bản 1 còn ghi rõ, quyền lợi của người lao động là được "hỗ trợ tiền xe từ công ty đến nơi làm việc". Nhưng đó chỉ là mồi nhử đầu vào.
Những bản thỏa thuận bất lợi cho người xin việc
Tiếp đến là hợp đồng thỏa thuận giới thiệu việc làm (tạm gọi bản 2), với chi chít chữ ở cả hai mặt giấy A4, ký khi người tìm việc đã được nhà tuyển dụng quyết định tuyển.
Hầu hết những người xin việc đến đây đều chỉ nghe phổ biến miệng của nhân viên và không ai có thời gian đọc bản thỏa thuận dài dòng và rắc rối này. Trong khi phần lớn đều không biết rằng, sau khi ký vào bản thỏa thuận, những điều khoản quy định sẽ giành phần bất lợi về cho họ.
Ví dụ quy định ở bản số 2 ”Bên B (nhà tuyển dụng) đưa hoặc trả tiền xe cho người lao động (Bên C) từ văn phòng của Bên A (trung tâm KPH) đến nơi làm việc của Bên B”.
Điều đầu tiên trong bản thỏa thuận mâu thuẫn với bản 1. Ban đầu trung tâm hứa sẽ hỗ trợ tiền xe từ công ty đến nơi làm việc cho người xin việc nhưng sang bản 2 lại ”đẩyi” cho công ty sử dụng lao động.
Sau khi được nhận, người lao động sẽ được chở đi đâu, làm gì thì khó mà biết chính xác!
Tiếp đến, nếu trong 6 ngày thử việc, người lao động xin nghỉ thì phải trả chi phí đi lại cho nhà tuyển dụng và 700.000 đồng tiền phí dịch vụ giới thiệu lao động mà nhà tuyển dụng đã đóng cho trung tâm khi nhận lao động. Điều này, người lao động chưa từng được nhân viên phổ biến.
Ngoài khoản phải mất phí thì nơi làm việc của người lao động cũng không được đảm bảo. Bản 2 có quy định rằng nhà tuyển dụng phải cung cấp chứng minh thư, sổ hộ khẩu thường trú (bản sao), giấy phép đăng ký kinh doanh cho trung tâm KPH khi tìm người lao động. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của người viết thì thực tế, người tuyển lao động không hề cung cấp bất cứ giấy tờ nào cho trung tâm. Sau khi làm thỏa thuận, người lao động được chở đi đâu, làm gì thì khó mà biết!
Tổng kết hai bản thỏa thuận cho thấy mọi chi phí từ việc đến trung tâm, từ trung tâm đến nơi nhận việc, chi phí giới thiệu việc làm đều do người lao động chi trả. Còn những điều khoản trong hợp đồng ký với trung tâm môi giới, về bản chất là móc túi người lao động. Những người thất nghiệp, từ quê lên, không có công ăn việc làm bị đưa vào tròng.
Duy Nguyên
Theo Infonet