Sự kiện hot
12 năm trước

Mù quáng chi tiền triệu mua ruợu ngâm thuốc phiện

Nhiều người tin rằng, rượu ngâm rễ cây anh túc là một loại thần dược nên không tiếc tiền triệu để mua mà không biết rằng đang chuốc hoạ vào thân.

Nhiều người tin rằng, rượu ngâm rễ cây anh túc là một loại thần dược nên không tiếc tiền triệu để mua mà không biết rằng đang chuốc hoạ vào thân.

Hiện nay, người dân ở Yên Bái đang thích mua rượu ngâm từ thâm rễ, quả, lá cây anh túc để uống rất phổ biến. Nhiều người coi đó như một loại "thần dược" cho sức khỏe, chữa bách bệnh. Tuy nhiên, hầu hết người dân không lường trước được hậu quả từ loại rượu được coi là "thần dược" này.

Tận mắt chứng kiến loại rượu này trong một bữa nhậu, chén rượu có màu đỏ như màu bã trầu, mùi hăng hắc, nếm có vị chát, tê tê đầu lưỡi. Thực tế, tuỳ thời gian ngâm hay độ đậm đặc mà rượu 138 có nhiều màu khác nhau: màu mận chín, màu hồng, hồng nhạt.

Tuyến, một người khá sành chuyện mua bán và sử dụng loại rượu này quảng cáo,  ở đây người ta gọi loại rượu này là 138 nhé". Nó được coi là loại rượu được coi là "thần dược" đang được người dân ở thành phố Yên Bái ưa chuộng.

Chỉ vào một bình rượu có màu màu mận chín, Tuyến cho hay, loại "thần dược" này đã ngâm được một năm rồi. Một bình 7 lít, mua tại Trạm Tấu, mỗi bữa cơm chỉ uống một chén cho khỏe. Ở trên này nhiều nhà hàng cũng bán loại rượu 138 này nhưng nhiều nhất phải kể đến huyện Trạm Tấu, Văn Chấn hay Mù Cang Chải.

"Giá trung bình một bình khoảng 5 - 7 lít ngâm bằng thân, dễ, hoa quả lá cây anh túc có giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng. Trước đây rượu 138 mua rất rễ và rẻ, bây giờ công an kiểm tra gắt nên mua khó hơn, muốn mua được phải nhờ người quen", Tuyến cho biết.

Theo nhiều người dân ở đây cho biết, đây là loại rượu ngâm cây thuốc phiện được người dân gọi tên là rượu 138. Sở dĩ nó có tên như vậy là vì tỉnh Yên Bái giao cho Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, công an tỉnh, huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải thực hiện kế hoạch 138 về kiểm tra, rà soát, xử phạt người trồng cây thuốc phiện.

Loại rượu này phần lớn do dân bản của huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải cung cấp, tập trung nhiều nhất ở các xã Túc Đán, Bản Công, Tà Si Láng, Bản Mù của Trạm Tấu, và vùng giáp ranh huyện Phù Yên và Bắc Yên của tỉnh Sơn La.

Mùa cây anh túc thường kéo dài từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau, và loài cây này thường được trồng ở vùng nhiều núi, khu vực hiểm trở, đi lại khó khăn của huyện Trạm Tấu. Khi bị lực lượng chức năng tỉnh phát hiện, cây thuốc phiện bị phá nhổ, một số người dân thu gom rễ đem phơi khô hoặc ngâm rượu bán ra thị trường.

Một đồn mười, mười đồn trăm về sự đại bổ, tác dụng chữa bệnh của rễ cây thuốc phiện khiến rượu ngâm thuốc phiện ngày càng đắt. Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã có văn bản nghiêm cấm mua bán, tàng trữ và sử dụng các sản phẩm từ rễ cây thuốc phiện.

Theo các chuyên gia y tế, trong cây thuốc phiện có chứa moocphin nên khả năng gây nghiện rất cao. Sử dụng loại rượu này nhiều sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc phiện có thể gây ra táo bón, nếu dùng quá liều có thể gây ngộ độc dẫn đến chết người.

Công dụng của loại rượu ngâm từ cây thuốc phiện này chỉ là đồn thổi, đến nay chưa có một tài liệu nào nói về tác dụng làm thuốc của rễ cây thuốc phiện. Đặc biệt, khi kiểm tra những người uống rượu ngâm từ cây thuốc phiện bằng thanh thử đều có kết quả dương tính với ma túy".

Phạm Xuân
Theo VEF


Từ khóa: