Sự kiện hot
13 năm trước

Ngành mía đường, buồn vui lẫn lộn

Không nằm ngoài quy luật như những năm gần đây, niên vụ mía đường năm nay tuy được mùa nhưng giá xuống thấp, doanh nghiệp sản xuất đường trong nước đang kêu trời vì sản phẩm không tiêu thụ được.

Không nằm ngoài quy luật như những năm gần đây, niên vụ mía đường năm nay tuy được mùa nhưng giá xuống thấp, doanh nghiệp sản xuất đường trong nước đang kêu trời vì sản phẩm không tiêu thụ được.

Đường tồn kho lên đến hàng trăm tấn


Mấy năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước luôn vất vả với tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa, đường nhập lậu giá rẻ, đường trong nước tồn kho nhưng vẫn khập khẩu... Hiện nay, đường tồn kho đang lên đến hàng trăm tấn. Tính đến đầu tháng 4, các nhà máy đường trong nước đã sản xuất được 860.400 tấn đường, cao hơn cùng kỳ năm trước 70.300 tấn. Nếu trừ đi lượng tiêu thụ theo hợp đồng thì lượng đường tồn kho của các nhà máy hiện nay ở mức gần 420.000 tấn. Nhà máy đường Tây Ninh hiện đã sản xuất được 76.000 tấn, nhưng vẫn còn 50.000 tấn tồn kho chưa tiêu thụ hết; Nhà máy đường Khánh Hòa sản xuất 30.000 tấn, tồn kho 29.000 tấn Nhà máy đường Việt - Đài, sản xuất 40.500 tấn, tồn kho 30.000 tấn.

Giá đường thế giới đang có xu hướng giảm


Trong khi đó, giá đường thế giới đang có xu hướng giảm, mặt khác thuế nhập khẩu một số mặt hàng đường cũng vừa được Bộ Tài Chính điều chỉnh giảm 15% nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu phục vụ sản xuất, dẫn đến sức tiêu thụ của thị trường chậm. Đây là các lý do cơ bản khiến nhiều nhà máy đường hiện nay phải tiết giảm hoạt động sản xuất.


Trong tình trạng, mía được mùa, nguyên liệu đầu vào phong phú mà đường sản xuất ra thì tồn kho, các doanh nghiệp gặp phải hiện trạng “hết tiền”. Hàng tồn kho không bán ra được, các nhà máy không có tiền xoay vòng vốn để mua nguyên liệu đầu vào sản xuất, và các nhà máy đường hiện nay hầu hết đều phải huy động vốn bằng cách ép mía tới đâu bán đường tới đó, nếu không bán được đường là không có tiền. Thực tế, trong tuần qua hai nhà máy đường Cà Mau và Kiên Giang đã phải ngưng hoạt động do không còn tiền mua mía nguyên liệu.


Khó khăn chồng chất, doanh nghiệp sản xuất đường lại còn gánh một nỗi lo khác, đó là cạnh tranh với đường nhập lậu giá rẻ. Hiện nay, đường nhập lậu từ Thái Lan vẫn rẻ hơn giá sỉ tại nhà máy 200 - 500 đồng, tức khoảng từ 17.000 - 17.500 đồng/kg.


Do giá đường trong nước hồi đầu vụ 2010 quá cao, nên nhà máy đẩy giá mía lên 1.300-1.500 đồng/kg, vì vậy nếu giá đường tiếp tục giảm xuống dưới 17.000 đồng/kg thì nhà máy bị lỗ, trong khi sản phẩm của nhà máy vẫn không tiêu thụ được do giá đường nhập lậu luôn rẻ hơn giá đường trong nước.

Công Chức

Từ khóa: