Kẻo lại nhẵn túi vì những tiểu xảo câu kéo shopping của các chủ tiệm ăn, shop thời trang.
Kẻo lại nhẵn túi vì những tiểu xảo câu kéo shopping của các chủ tiệm ăn, shop thời trang.
“Cứ thử thoái mái đi em”
Không phải ngẫu nhiên mà nhân viên bán hàng thường gợi ý chúng ta vào phòng thử đồ. Phần vì “thử” luôn là bước đầu tiên để chúng ta quyết định có nên rút ví? Phần vì chỉ khi bạn mặc đồ lên người, họ mới có cớ “khen” được. Hơn nữa, với tâm lý “ngại”, “sợ làm phiền người khác”, cộng thêm vẻ long lanh, sáng láng của những tấm gương, chúng ta thường không đủ can đảm để nói lời từ chối.
Đừng để bị dụ dỗ đến "sạt nghiệp" vì mua sắm nhé (Ảnh minh họa)
Vì thế, để tránh bị mất tiền oan, bạn nên chọn lựa thật kỹ càng rồi hãy thử. Còn trong trường hợp bạn đã lỡ thử một mặt hàng mà mình không ưa, thì cứ nói thẳng: “Chị thông cảm một chút là chiếc áo này không hợp với form người em lắm”.
“Mồi câu” âm nhạc
Để ý một chút, bạn sẽ thấy nhiều cửa hàng mở nhạc sôi động vào những ngày cuối tuần hay êm dịu vào những ngày đầu tuần. Ngoài mục đích giúp không gian thêm phần sống động thì âm nhạc còn có khả năng kích thích “mua sắm”. Tất nhiên, chỉ mỗi âm nhạc không thôi chưa đủ, quan trọng là bạn phải “thinh thích” món hàng ấy trước đã. Tuy nhiên nếu đó là một bài hát bạn bồ kết thì việc sẵn sàng chi trả cho những món hàng tiềm năng sẽ khả quan hơn.
Vỡ mộng vì tên “mỹ miều”
Nhiều thực khách đã hoa hết cả mắt khi cầm trên tay thực đơn đồ uống tại nhiều quán kem, cửa hàng giải khát bởi những cái tên quá ư “mỹ miều”. Chỉ tính riêng trà sữa thôi, đã có trên dưới 50 loại khác nhau. Trong đó có nhiều món, khiến khách hàng phải đặt câu hỏi: “Nếu như uống vào, cảm giác sẽ như thế nào nhỉ” vì cái tên gây quá đỗi tò mò như: trà sữa phú quý, trà sữa tình nhân, trà sữa 4 plan, vị ngọt đôi môi, những áng mây chiều…
Nhiều nhà hàng sáng tác tên đồ uống cực mỹ miều, nhưng thực chất hương vị của chúng chẳng có gì khác nhau cả (Ảnh minh họa)
Nhiều loại kem, thức uống khác thay vì gọi đúng tên của nó, các quán lại “tung hỏa mù” bằng cách đặt những nickname “điệu chảy nước” như: tình say (sinh tố dâu), cô gái miền sơn cước (kem khoai môn), áo trắng sân trường (kem dừa)… Mục đích là tạo sự tò mò, hiếu kỳ, khiến khách phải bỏ tiền ra thử, chứ hương vị của chúng chẳng khác nhau là mấy hoặc là những món bạn đã từng uống.
Vì thế, để tránh cảm giác “vỡ mộng”, bạn hãy hỏi người phục vụ về hương vị, nguyên liệu trước sau đó mới quyết định xem có nên thử không.
Xơi no căng bụng thì thôi
Chỉ phải trả một khoản tiền nhất định nhưng xơi bao nhiêu cũng 'ukie tất' là hình thức kinh doanh của những cửa hàng lẩu băng chuyền hoặc tiệc buffet. Mặc dù biết thừa là giá đắt nhưng cảm giác “được ăn không giới hạn”, khiến chúng ta nghĩ rằng: bản thân đang thực sự tự do và họ sẽ không lời được nhiều nếu như mình vác cái bụng căng đi về. Nhưng chúng ta thường rất ít khi “chén” hết đúng giá trị số tiền mình bỏ ra, nếu không muốn nói là không thể.
Bạn nghĩ mình ăn no căng bụng thì sẽ không bị lỗ? (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, các chủ tiệm luôn biết cách làm thế nào để vỗ béo túi tiền từ hình thức kinh doanh nghe có vẻ rất “hào phóng” này. Ví dụ như mỗi lần ăn buffet, chúng ta hay gọi thêm đồ uống. Và giá cho một cốc sinh tố hay sữa chua đanh đá lúc này sẽ làm bạn “khóc thét”.
Các món phụ đặc biệt
Rất nhiều tờ bướm, menu đặt sẵn trên bàn hoặc khi phục vụ viên giới thiệu, ngoài list những món chính, còn có thêm các món phụ. Đặc điểm của chúng thường là giá rẻ hơn nhiều so với các món chủ đạo, màu sắc chế biến hết sức bắt mắt. Vì thế, không có lý do gì mà khách hàng lại từ chối. Tuy nhiên, lúc xuất hiện trên bàn ăn, kích thước của chúng lại cực kì khiêm tốn (món phụ mà) nhưng ngon không kém món chính, thậm chí hơn hẳn. Thành ra, dễ tạo cảm giác thòm thèm, muốn ăn thêm. Món phụ lúc này hóa thành món chính và chúng là một nguồn thu béo bở cho các tiệm ăn.
Các teen nhà mình đừng để cảm giác đánh lừa mà cạn kiệt ví tiền nhé!
Xuân Hưng