Sự kiện hot
11 năm trước

Quỹ bảo trì đường bộ chi nghìn tỷ xây trạm cân?

Cụ thể, theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, giá trị đầu mỗi trạm cân ước tính khoảng khoảng 80 tỷ đồng, và theo người có trách nhiệm thì số tiền đó là “không lớn”.

Cụ thể, theo tính toán của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, giá trị đầu mỗi trạm cân ước tính khoảng khoảng 80 tỷ đồng, và theo người có trách nhiệm thì số tiền đó là “không lớn”.

Để có kinh phí thực hiện đề xuất “khủng” này, các nguồn vốn mà Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính toán sử dụng đến là vốn ngân sách ODA, BOT và tiền từ vốn Quỹ bảo trì đường bộ. Do Quỹ bảo trì đường bộ mới chính thức hoạt động từ đầu năm 2013 nên đơn vị này đề xuất trong giai đoạn 2012-2015 chưa sử dụng nguồn quỹ này mà đưa hệ thống trạm cân trọng tải xe vào danh mục các dự án kêu gọi vốn ODA.


Trạm thu phí Quảng Ninh tồn tại nhiều thực trạng nhức nhối.

Trong khi đó, vào ngày 10/1/2013, bên lề Hội nghị Tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 của Bộ GTVT, ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cho rằng, vì đã có bảo hiểm chi trả khi xảy ra tai nạn giao thông, nên Quỹ bảo trì đường bộ không có điều khoản chi cho đền bù tai nạn do đường xấu.

Dù trước đó trả lời báo chí, Thứ trưởng Trường từng nói “nếu nguyên nhân tai nạn giao thông do bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm”, nhưng trả lời với báo chí, ông lại nói rằng, lâu nay, bất kể tai nạn nào xảy ra đều chúng ta đều có bồi thường trách nhiệm dân sự thông qua các cơ quan bảo hiểm.

“Cho nên, khi tai nạn xảy ra các cơ quan bảo hiểm sẽ đền bù cho các phương tiện cũng như đối tượng bị tai nạn, chứ không phải chi Quỹ bảo trì đường bộ, Quỹ chỉ phục vụ cho công tác duy tu, sửa chữa đường”, ông Trường khẳng định.

Ông Trường cũng thừa nhận, hiện nay, chất lượng đường kém cũng là một trong các yếu tố gây ra các vụ tai nạn giao thông. Tuy nhiên, Bộ GTVT không đặt vấn đề Quỹ bảo trì để đền bù tai nạn giao thông. Quỹ là thu phí từ người tham gia giao thông để bảo trì mặt đường tốt hơn, đảm bảo đi lại êm thuận.

Trong năm 2012, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư của 101 dự án, trong đó có 49 dự án chuyển tiếp, 5 dự án làm mới và 47 dự án chuẩn bị đầu tư. Trong năm 2012, đã giải ngân số tiền có giá trị 4.863 tỷ đồng. Trong khi đó, chủ đầu tư các dự án nói trên cũng đã hoàn thành và đưa vào khai thác 1.093km.

Duyên Duyên
theo ĐVO

Từ khóa: