Trà xanh là nguồn nguyên liệu phổ biến, thức uống tao nhã, gần gũi với người dân Việt Nam. Loài cây này sở hữu nhiều dược tính, có lợi cho cơ thể, vì thế, đây là thức uống được mọi gia đình thường xuyên sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, cũng như thế nào là trà sạch.
Đồi chè Mộc Châu, Sơn La
Trà “bẩn” tràn lan
Hiện nay, không khó để tìm mua những sản phẩm trà với đủ loại giá, từ những cửa hàng tạp hóa tới siêu thị đều bày bán. Thị trường tràn lan những sản phẩm trà khá đa dạng về chủng loại, mẫu mã và giá cả. Từ những loại trà thứ phẩm với giá 50.000- 60.000 đồng/kg đến những dòng sản phẩm cao cấp có giá từ 500.000- 700.000 đồng/kg, thậm chí có những loại chè đinh giá có thể lên đến 1,5-3 triệu đồng/kg.
Tuy nhiên, thời gian gần đây khá nhiều vụ việc làm trà bẩn, hay trà chứa dư lượng thuốc trừ sâu, có chất bảo quản chống mốc, trà sao bằng mỳ chính cho nước xanh và trong… đã khiến nhiều người tiêu dùng không yên tâm khi mua những sản phẩm trà không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Các cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh trà “bẩn”
Mới đây, tại Bạc Liêu, cơ quan chức năng đã phát hiện vụ việc sản xuất “trả bẩn” tại cơ sở chuyên sản xuất và mua bán trà Thanh Bình. Vào thời điểm kiểm tra, lực lượng Công an phát hiện cơ sở này có nhiều sai phạm, như: có 2.750 kg trà nguyên liệu, 70 kg hoa quế và 5 lít nước pha màu (dùng để sản xuất trà thành phẩm), các nguyên liệu trên chủ cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.
Điều này cũng khiến nhiều sản phẩm trà sạch, chất lượng chịu vạ lây vì khách cũng chẳng phân biệt bằng mắt thường trà bẩn, trà sạch.
Phân biệt trà sạch – trà bẩn như thế nào?
Sản phẩm trà được coi là “sạch” khi xuất phát từ nguồn nguyên liệu đã qua tuyển lọc khắt khe và quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Không chỉ đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi, rõ nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm được tinh chế phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn, chất lượng và đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.
Theo đại diện Vinatea, muốn sản xuất trà sạch, quy định phải đạt tiêu chuẩn SAN 2017 (tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững), bao gồm 4 nguyên tắc: hệ thống quản lý & lập kế hoạch hiệu quả, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cải thiện sinh kế và sức khỏe con người.
Quy trình sản xuất trà phải thông qua sự kiểm định khắt khe
Còn theo chuyên gia trà Đoàn Hùng Sơn, nếu nhìn bằng mắt thường thì trà sạch hay trà bẩn cũng tương tự và khó có thể phân biệt. Tuy nhiên, về cảm quan vẫn có thể phân biệt một số điểm: trà sạch trông khô, đẹp, nguyên búp, thả vào ấm có tiếng kêu khá rõ. Trà “bẩn” không đảm bảo có thể bị ẩm, dễ nát, có màu vàng hay nâu xỉn.
Chuyên gia trà của Vinatea cũng cho biết, loại trà “bẩn" là loại trà phế phẩm, từ vị, mùi đều không dùng được, chất dinh dưỡng gần như không có. Đây thực chất là cọng, thân và xơ cây trà thải ra trong quá trình làm trà đen hay trà đỏ từ các xưởng sản xuất trà, rồi trộn hay pha thêm phụ gia, hóa chất khác một cách trái phép.
“Người mua cũng có thể thử trà bằng cách cho một dúm trà vào nước lạnh nếu thấy nước đổi màu xanh hay vàng tức là trà đã bị nhuộm màu” – ông Sơn cho biết thêm.
Vinatea (Tổng Công ty Chè Việt Nam - CTCP) thành lập từ năm 1958, sở hữu 4.700 ha đất trồng trà ở khắp các tỉnh phía Bắc với hàng chục nhà máy hiện đại ở các tỉnh Phú Thọ, Mộc Châu, Thái Nguyên, Yên Bái, Nghĩa Lộ, Liên Sơn, Hà Tĩnh và Hà Nội. Ngoài ra, đơn vị này còn có các công ty con và đơn vị liên kết. Công suất hiện nay đạt khoảng 6.000 tấn thành phẩm một năm và đang xuất khẩu đến nhiều thị trường từ châu Âu đến Trung Á.
Đứng trước tình trạng “nhập nhèm” trà sạch – trà bẩn vừa qua, với trách nhiệm của mình, thời gian qua, sau khi tiến hành cổ phần hóa, Vinatea đã đầu tư tổng lực về ngân sách, đội ngũ, công sức và chuyên môn cho cuộc tái thiết tất cả vùng nguyên liệu. Để có trà sạch thực sự, phải thay đổi từ cốt lõi là tư duy canh tác và phải tiến hành những cuộc cải tổ cụ thể từ làm sạch đất, cải thiện giống trà, thiết lập quy trình chuẩn mực về chăm sóc, thu hoạch trà, quy chuẩn về chế biến.
Vinatea hiện đang phân phối, cung cấp nhiều loại trà cho thị trường nội địa và xuất khẩu gồm: dòng trà thượng đỉnh (với 4 loại là Bạch Trà Trăm Năm, Trà OOLong Thượng hạng, Bạch Trà Nén và Bộ sản phẩm Trà Hương Việt); dòng trà phổ thông ( với 3 loại Trà xanh Thái Nguyên, Trà Hoa Nhài và Trà Đen Thượng hạng); dòng trà thảo mộc ( với 3 loại Trà Ngủ ngon, Trà Gừng, Trà Hoa Cúc Mật).
|
Mai Quỳnh- Huy Phạm
Theo Báo Đời sống và Tiêu dùng