Sự kiện hot
8 năm trước

Vụ vi phạm an toàn lưới điện cao áp ở Hà Tĩnh: Sai phạm chưa xử lý lại dời trạm biến áp

Công ty TNHH MTV Đầu tư Đại Thành xây dựng công trình thương mại dịch vụvi phạm hành lang an toàn trạm biến áp điện cao thế thì không xử lý. Mà lạiđồng ý di dời trạm biến áp nhằm đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp. Điều này làm cho dư luận bức xúc và bất bình bởi cách làm việc của UBNDTP Hà Tĩnh và công ty điện lực TP Hà Tĩnh.

Trạm biến áp được di dời ngày 6/9. mà không xử lý vi phạm hành lang an toàn điện đối với đơn vị vi pha




Vừa qua Báo Đời sống & Tiêu dùng có bài viết “Hà Tĩnh: Công trình tổ hợp thương mại dịch vụ 5 tầng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp” phản ánh công trình Tổ hợp thương mại dịch vụ thương mại tổng hợp của công ty TNHH MTV Đầu tư Đại Thành ( Công ty Đại Thành) xây dựng trên lô đất CC1, phường Trần Phú – TP.Hà Tĩnh tổng diện tích sàn 3.263m2 với chiều cao là 22,05m tính từ cốt sân hoàn thiện vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (Trạm sông Đà 1).

Mặc dù, UBND TP.Hà Tĩnh đã có Công văn số: 1659/UBND – QLĐT, do Phó chủ tịch UBND TP.Hà Tĩnh – Lê Quang Đức ký, yêu cầu UBND phường Trần Phú phối hợp với Đội Quản lý trật tự đô thị thành phố xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đồng thời yêu cầu Công ty TNHH MTV đầu tư Đại Thành dịch chuyển móng, cột trụ công trình, tháo dỡ phần rào khu vực Trạm Sông Đà 1 để phục vụ cho vận hành bình thường của hệ thống trạm tuy nhiên chủ đầu tư vẫn không khắc phục và tiếp tục đầu tư xây dựng.

Ngày 6/9, để có cách nhìn đa chiều hơn chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phan Văn Anh – Trưởng phòng an toàn Công ty Điện lực Hà Tĩnh. Tại đây ông Anh cho biết, 30/7 thì phía điện lực Hà Tĩnh phát hiện sự việc này, đến ngày 01/8/2016 Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã có Công văn số 194/TB – ĐHT gửi UBND TP.TP Hà Tĩnh báo cáo về sự việc trên.

Theo ông Anh thì TBA Sông Đà 3 thuộc ĐZ 373E18.1, được xây dựng từ năm 2014 và đóng điện vận hành năm 2015 cấp điện cho khu đô thị Sông Đà. Trạm biến áp này do BQL dự án Hà Tĩnh và Công ty Cổ phần Simco Sông Đà làm chủ đầu tư. Công ty Điện lực Hà Tĩnh đảm nhận quản lý vận hành, khi Điện lực Hà Tĩnh phát hiện vi phạm đã kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhằm ngăn chặn kịp thời để đảm bảo an toàn lưới điện.

“Việc xây dựng trạm điện cũng như xây dựng công trình thương mại dịch vụ của Công ty Đại Thành theo tôi nghĩ tỉnh đã có quy hoạch từ trước, phân chia từng lô đất riêng, còn việc xây dựng công trình đúng hay sai thì do chủ đầu tư xây dựng. Hơn nữa không phải đất của anh thì anh muốn làm gì thì làm, mà phải sử dụng đúng theo quy định của pháp luật, phải đảm bảo được an toàn hành lang lưới điện”
, ông Anh nói.

Vi phạm không xử lý mà UBND TP Hà Tĩnh và Công ty điện lực TP. Hà Tĩnh di dời trạm biến áp.



Theo vị Trưởng phòng an toàn cho hay “vào ngày 6/9 sau khi UBND thành phố Hà Tĩnh làm việc thống nhất yêu cầu công ty TNHH MTV Đầu tư Đại Thành dịch chuyển trạm biến áp nhằm đảm bảo khoảng cách. Phía điện lực thành phố cũng đồng tình, nhất trí  để dịch chuyển trạm. Trước đây, phía công ty TNHH MTV Đầu tư Đại Thành làm văn bản gửi tới thì Điện lực Hà Tĩnh vẫn đồng ý di dời trạm, nhưng toàn bộ kinh phí thì phía công ty Đại Thành phải chịu trách nhiệm. Nhưng sau khi đơn vị thi công hình như định bắt Điện lực Hà Tĩnh bỏ tiền thì phải nên họ vẫn cố tính cho xây dựng, chỉ đến khi bọn anh lập biên bản gửi lên UBND thành phố Hà Tĩnh thì họ mới đồng ý thực hiện việc di dời”.

Báo Đời sống & Tiêu dùng tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Trí Thức – Diễm Phước

 


Từ khóa: