Sự kiện hot
12 năm trước

Bám biển, bảo vệ ngư trường - truyền thống nghìn đời gìn giữ

Không cần phải có kiến thức uyên thâm hay hiểu biết sâu rộng cũng có thể thấy sự vô lý và sai trái trong việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8.

Không cần phải có kiến thức uyên thâm hay hiểu biết sâu rộng cũng có thể thấy sự vô lý và sai trái trong việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8.

Khi lệnh này hết hiệu lực, sau ngày 1/8, ước có chừng 23.000 tầu cá của Trung Quốc đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Về vấn đề này, Hội nghề cá Việt Nam đã ra tuyên bố kịch liệt phản đối...

Những điều tâm huyết với ngư dân

Lệnh cấm đánh cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8, ngay khi Trung Quốc tuyên bố áp đặt lệnh cấm, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối, nói rằng quyết định của Trung Quốc là “đơn phương” và “không có giá trị”. Sau ngày 1/8, khi lệnh này hết hiệu lực, ước chừng có 23.000 tầu cá Trung Quốc sẽ hoạt động tại Biển Đông. Đây là hành vi vi phạm, xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.


Với người dân Việt, chủ quyền biển đảo đã hiện hữu trong tâm tưởng hàng ngàn năm qua

Về vấn đề này, trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Võ Văn Trác – phó chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam cho biết: “Trước những sựå việc Trung Quốc ngày càng leo thang xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, ngày 3/8 vừa qua, Hội nghề cá Việt Nam đã ra Tuyên bố của Hội nghề cá Việt Nam, phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam”. Được biết, trong Tuyên bố này, Hội nghề cá Việt Nam đã nêu rõ: “Thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục có nhiều hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và gần đây khi lệnh cấm đơn phương của phía Trung Quốc hết hiệu lực (1/8/2012) thì hàng chục nghìn tầu cá của Trung Quốc đồng loạt triển khai hoạt động đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động xâm lược của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hội nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối Trung Quốc đã vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 và những nội dung trong tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC). Yêu cầu Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành động trên.” 

Trao đổi với phóng viên báo Người đưa tin, ông Võ Văn Trác cũng cho biết: “Trong Tuyên bố, Hội nghề cá Việt Nam đã nêu quan điểm của mình. Đồng thời, với vai trò của mình, Hội nghề cá cũng tuyên truyền cho ngư dân cả nước yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.”

Được biết, Hội nghề cá Việt Nam có đông đảo hội viên là ngư dân trong cả nước, với mô hình hoạt động từ cấp trung ương đến địa phương và đã có chi hội với hội viên ở cấp xã. Do đó Hội nghề cá Việt Nam đã góp phần hỗ trợ được nhiều hội viên yên tâm bám biển, sản xuất. Việc tuyên truyền để ngư dân hiểu, yên tâm sản xuất được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chi hội cấp cơ sở đặc biệt ở cấp gần ngư dân, đặc biệt là cấp xã. Trước những diễn biến thực tế trên biển và những động thái của phía Trung Quốc trong việc ào ạt đưa thuyền đánh cá vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam đánh cá, ông Trác cho rằng, ngư dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển, nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau. Cũng theo ông Trác, để hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam tăng thêm tính hiệu quả, mô hình hoạt động theo các tổ, các đội gồm nhiều thuyền tập trung lại với nhau thành đoàn đi biển thể hiện nhiều ưu điểm và thu được kết quả khả quan. Trước hết đó là tinh thần lao động sản xuất và gìn giữ nghề truyền thống của cha ông ngàn năm để lại. Bên cạnh những tầu đánh bắt cá, có thể có những tầu làm dịch vụ hậu cần phối hợp nhịp nhàng. Mặt khác cần tổ chứ hệ thống, để việc thu mua, tiêu thụ sản phẩm của ngư dân được hiệu quả cao. Việc ổn định đầu vào và đầu ra cho ngư dân cũng góp phần để ngư dân yên tâm bám biển. Bên cạnh việt ra Tuyên bố, phản đối việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam cũng ra văn bản kiến nghị và cho rằng việc làm của Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của ngư dân. Đồng thời khẳng định, Hội nghề cá Việt Nam luôn tâm huyết, sát cánh với các ngư dân trong cả nước để khai thác trên ngư trường truyền thống mà ông cha ta đã nghìn đời gìn giữ.

Cần chấm dứt hành động này!

Trên thực tế có thể thấy, những vi phạm từ phía Trung Quốc sẽ không làm giảm tinh thần của ngư dân Việt Nam trong việc khai thác nguồn lợi hải sản của đất nước. Các ngư dân Việt Nam cần đoàn kết để đấu tranh với những hành vi vi phạm từ phía Trung Quốc. Họ cần có tiếng nói để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam hỗ trợ và bảo vệ họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Trả lời báo chí về vấn đề hàng chục nghìn tầu cá  của Trung Quốc xâm phạm vùng nước mà Việt Nam có chủ quyền, ông Nguyễn Việt Thắng – chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam cho biết: “Nếu vì mục đích đánh bắt, hơn 20 nghìn tầu cá đi chắc chắn không hiệu quả. Hành động xua tầu cá xuống Biển Đông chẳng khác nào dùng ngư dân để xâm lược nước khác, uy hiếp, đe dọa các nước khác.”

 Đánh giá về việc hàng chục nghìn tầu cá của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền, luật sư Nguyễn Thế Truyền – chủ tịch HĐTV Công ty luật hợp danh Thiên Thanh cho rằng: “Việc huy động tầu đánh cá trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử các bên ở biển Đông (viết tắt là DOC)”. Đồng thời, luật sư Truyền cũng cho rằng, phía Trung Quốc cần chấm dứt ngay tình trạng này.

Chủ quyền hiển nhiên của Việt Nam, không ai có thể tranh cãi

Một trong những vấn đề cũng thu hút sự quan tâm là vấn đề pháp lý của thềm lục địa. Theo Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển không chỉ có nội thủy, lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng tiếp giáp rộng 12 hải lý mà còn có những vùng biển rộng lớn khác nữa như vùng đặc quyền kinh tế với bề rộng 200 hải lý và thềm lục địa rộng tối thiểu 200 hải lý và tối đa 350 hải lý tính từ đường cơ sở  hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m (là đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500m)…Theo Công ước, ở khu vực thềm lục địa, quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia ven biển đó...

Theo cách nhìn của Tiến sỹ Trần Công Trục, được in  trong cuốn sách nhan đề Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông do Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa phát hành, thì các vùng biển và thềm lục địa của quốc gia ven biển không chỉ đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia ý ven biển mà còn có  ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế nói chung. Trong lịch sử từ trước tới nay, vấn đề xác định phạm vi các vùng biển luôn luôn là vấn đề quan trọng và là đề tài phong phú, phức tạp của nhiều diễn đàn quốc tế. Đồng thời, các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là bộ phận cấu thành, không thể thiếu được của bất kỳ quốc gia ven biển nào.

Quang Trung
theo Người Đưa Tin

Từ khóa: