Sự kiện hot
10 năm trước

Cảnh báo an toàn giao thông trong mùa mưa lũ

Hệ thống đường xá, cơ sở hạ tầng của các công trình giao thông nước ta vẫn còn những hạn chế nhất định. Đặc biệt khi mùa mưa lũ đến, nó vẫn đang tồn tại nhiều phức tạp đe dọa tính mạng những người tham gia giao thông.


Quá khó khăn cho việc lưu thông trên những con đường như thế này.

Đã có hàng loạt những vụ tại nạn xảy ra do bị lũ cuốn trôi, bị xa lầy xuống hố, bị cây đổ hoặc bị các vật khác va chạm phải khi đang tham gia giao thông. Vì vậy, để đảm bảo có những hành trình an toàn trong mùa mưa lũ thì người tham gia giao thông phải tuân thủ những nguyên tắc cần thiết cho mình và phương tiện.

Năm 2014, được dự báo là số lượng bão và áp thấp nhiệt đới ở trên biển Đông ở mức xấp xỉ so với giá trị trung bình nhiều năm (khoảng 10 – 12 cơn bão).

Số lượng áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta ít hơn so với trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới năm 2014 còn nhiều diễn biến bất thường.

Chúng ta cần đề phòng những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và không theo quy luật nhất định, có ảnh hưởng dồn dập trong giai đoạn ngắn.

Chắc hẳn ai cũng lo lắng khi lượng mưa không thay đổi nhiều so với trung bình nhiều năm, đây chính là thông tin dự báo quan trọng mà chúng ta cần ghi nhận khi vào đầu mùa mưa lũ năm nay.

Mùa mưa bão năm 2014, bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện ở trên biển Đông. Vì vậy, tình hình thời tiết thủy văn trong phạm vi cả nước có diễn biến phức tạp, cần chủ động trong phòng tránh mưa lớn, lũ quét, sạt đất. Đặc biệt, tại các khu vực vùng núi Bắc bộ, ven biển Trung bộ và Tây Nguyên.

Giống như nhiều năm trước, khi có những cơn mưa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn thì tình hình giao thông càng trở nên nguy hiểm. Ở Hà Nội, bình thường chỉ có mưa từ 100mm trở lên đã có rất nhiều điểm ngập lụt.

Năm nay ngay từ đầu tháng tư, những cơn mưa rào mùa hạ đã nhanh chóng thử sức những người tham gia giao thông. Nhiều tuyến đường trên phố phường Hà Nội rơi vào cảnh ngập sâu do những cơn mưa từ đêm hôm trước kéo dài tới sang hôm sau.

Vô số phương tiện chết máy giữa đường, người dân phải vật vã dắt xe băng qua dòng nước.

Theo Công ty TNHH thoát nước một thành viên Hà Nội, từ 5h sáng đã bố trí nhân lực tại các điểm úng ngập, dùng biển quảng cáo với những khu vực nguy hiểm trên đường phố nhưng hình như vẫn không có gì chuyển biến cho lắm.


Những biển báo cảnh báo khu vực nguy hiểm khi lưu thông.

Ở một số địa điểm trên đường Nguyễn Xiển hay Phạm Văn Đồng đang được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa hoặc không có hệ thống thoát nước đã xảy ra úng ngập nặng.

Một số vị trí khác như ở chân cầu Vĩnh Tuy, phố Liễu Giai, Đội Cấn, Trần Bình…cũng xảy ra úng ngập do ảnh hưởng của việc đang triển khai thi công các công trình hạng mục phát triển đô thị.

Nhiều phương tiện chôn chân tại chỗ hàng tiếng đồng hồ vì không thể lưu thông được do nước qua sâu hoặc do chết máy. Chỉ có loáng thoáng mấy chiếc ôtô liều lĩnh mới dám rẽ nước chạy qua.

Trận lụt năm 2008 có thể nói là lịch sử, người ta ví bức tranh Hà Nội như vậy mới xứng đáng với ý nghĩa cái tên của nó (thành phố ở trong sông). Người dân có thể di chuyển bằng thuyền, bắt cá. Giống như một làng vạn chài ven sông nho nhỏ.



Sông trong lòng người dân Thủ đô.

Đến “hung thần đường phố” như xe buýt đi lại còn cảm thấy ì ạch và khó khăn. Người dân còn vất vả vạn lần khi băng qua những con đường ngập lụt.

Thời điểm năm 2008 có thể nói là kỷ lục về số người chết do ngập lụt ở Hà Nội, có những người chết do bị đuối nhưng có những người chết do gián tiếp mắc bệnh dịch mà không được cấp cứu kịp.



Cuộc sống của những đứa nhỏ giữa lòng Thủ đô.

Khoảng 1.000 hộ dân ven đê bị ngập nhà cửa và hư hỏng nặng, chưa tính đến các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, trạm y tế… Thiệt hại về vật chất khó thông kê đầy đủ.

Chúng ta đều thấy rõ lái ôtô hay xe máy hoặc bất cứ phương tiện nào lưu thông vào vùng lũ. Đồng nghĩa với việc có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, thậm chí có thể bỏ mạng vì bị nước lũ cuốn trôi. Nhưng có những khi vì nhiệm vụ mà chúng ta phải đi vào sâu vùng lũ thì trong trường hợp đó nếu chuẩn bị kỹ trước khi đi thì ta có thể hoàn toàn tránh được rủi ro.



Những nguy cơ tiềm ẩn luôn rình rập.

Những vật dụng cần thiết khi vào vùng lũ là búa phá kính, áo phao cứu hộ, vạt che mưa, bóng nhựa, đèn pin…

Để tìm hiểu điều đầu tiên khi ngồi trong ôtô mà bị nước cuốn đi, ta phải tìm điểm yếu của xe trên cửa kính, dùng băng dính đỏ dán vào mặt ngoài cửa sổ, tiếp đó là kiểm tra điểm nâng hạ kính của bốn cửa xe xem có trục trặc hay không? Vì hệ thống nâng hạ kính quyết định sự sống còn.

Búa phá kính chuyên dụng luôn để gần bốn cửa sổ xe, đồng thời không được xem nhẹ tính năng của áo phao cứu hộ (kể cà là người bơi lội giỏi). Chuẩn bị những chiếc điện thoại bọc kín không thấm nước (mục đích để gọi cứu hộ), mang theo còi hoăc đèn pin để ra hiệu khi có cứu hộ.

Tham gia giao thông trong đường phố mưa bão cần chú ý kiểm soát tốc độ, hệ thống phanh trơn trượt là điều đầu tiên. Nhưng cũng tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người mà có cách xử lý thích hợp ở mỗi tình huống.

Chúng ta cần có những vật dụng bảo hộ như mũ bảo hiểm, quần áo mưa, giầy, gang tay… để tránh mặt đường trơn, hạn chế tầm nhìn do mưa bão.

Khi di chuyển trên đoạn đường ngập nước việc phanh giữ xe sẽ tạo ra quán tính không như mong muốn. Vì vậy, cần di chuyển đều ga với tốc độ trung bình xe sẽ không bị chết máy. Cần lưu ý tạo khoảng cách giữa xe đi trước và đi sau…

Những kinh nghiệm cứu sống chúng ta khi tham gia giao thông trời mưa bão là không đỗ xe dưới cây to, xem xét khi đi qua vùng ngập nước, tháo lọc gió, tắt điều hòa và đi số thấp (với ôtô), gọi cứu hộ…

Tính mạng mỗi người là rất quan trọng, đặc biệt là khi tham gia giao thông trong mùa mưa lũ. Vì vậy hãy tuân thủ những nguyên tắc thiết yếu để bảo vệ chính mình và người thân.

Việt Khoa
theo Xây Dựng

Từ khóa: