Sự kiện hot
4 năm trước

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/3

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/3 của các công ty chứng khoán.

HNG sẽ tiếp tục kiểm tra lại vùng hỗ trợ 12-13

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đang kiểm tra lại độ vững chắc của ngưỡng đáy 12. Thanh khoản cổ phiếu cũng đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong các phiên giao dịch gần nhất.

Chỉ báo RSI đang và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tích lũy ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn chưa hình thành.

HNG nhiều khả năng sẽ tiếp tục kiểm tra lại vùng hỗ trợ 12-13 trong giai đoạn tới trước khi có dấu hiệu hồi phục trong trung hạn.

NT2 tiếp tục giữ mức cổ tức tiền mặt bình quân khoảng 2000 đồng/CP giai đoạn 202-2023

CTCK MB (MBS)

Kết thúc năm 2019, NT2 ghi nhận 7.654 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với cùng kỳ mặc dù sản lượng điện đạt ~5 tỷ kWh, tăng 4,3% so với năm trước, do Qc năm 2019 giảm từ 4,02 tỷ kWh xuống còn 3,79 tỷ kWh trong khi lượng khí cung cấp bình quân chỉ đạt 2,6 triệu sm3/ngày, không đáp ứng đủ nhu cầu vận hành theo thị trường (3,1 triệu sm3/ngày).

Tuy nhiên, nhờ giảm mạnh chi phí lãi vay (giảm 16%, từ 105 tỷ đồng xuống còn 88 tỷ đồng) và chi phí quản lý DN (giảm 14%, từ 101 tỷ đồng xuống còn 87 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế cuối kỳ đạt 754 tỷ đồng, giảm nhẹ ~5% nhưng vẫn vượt 1,5% kế hoạch đưa ra đầu năm. 

Trong năm 2020, dự phóng của chúng tôi không bao gồm các khoản hoàn nhập Quỹ phát triển khoa học công nghệ (ghi nhận 37 tỷ đồng trong 2019). Lợi nhuận gộp (LNG) 2020 dự kiến giảm 11% cùng kỳ dựa trên sản lượng điện ước giảm 3% và LNG/kWh giảm 8% trong bối cảnh sản lượng khí Lô 06.1 và 11.2, bể Nam Côn Sơn (chiếm 46% nguồn cung khí của NT2) đang trong xu hướng giảm.

Theo đó, sau khi GAS (Tổng Công ty Khí Việt Nam) đảm bảo nhu cầu khí cho các nhà máy BOT, sản lượng còn lại cung cấp cho khu vực Đông Nam Bộ có khả năng giảm 4%.

Mặc dù chúng tôi điều chỉnh giảm 14% giá thành sản xuất điện so với dự phóng trước đây theo xu hướng giảm của giá dầu MFO trong thời gian gần đây, tuy nhiên điều này không làm thay đổi trọng yếu đến kết quả kinh doanh dự phóng do 85% sản lượng trong năm 2020 được bán theo Hợp đồng mua bán điện (PPA) với cơ chế chuyển ngang chi phí.

Dự phóng của chúng tôi đã thể hiện các yếu tố có khả năng tác động tiêu cực đến kết quả lợi nhuận của NT2, bao gồm việc đàm phán lại PPA và sự sụt giảm của nguồn khí đầu vào. Từ 2021, chúng tôi kỳ vọng nguồn cung khí sẽ ổn định hơn khi dự án Sao Vàng Đại Nguyệt đi vào khai thác.

Bên cạnh đó, chúng tôi kỳ vọng POW (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – công ty mẹ) sẽ giữ tỷ lệ trả cổ tức/lợi nhuận tạo ra của NT2 ở mức 95% nhằm nhận dòng tiền cổ tức phục vụ một phần cho dự án Nhơn Trạch 3 & 4.

Năm 2021, chúng tôi kỳ vọng LNR đạt 740 tỷ đồng (tăng 14% so với năm trước) dựa trên dự phóng sản lượng tăng 3% sau đợt trung tu trong 2020 và chi phí lãi vay, phí bảo hiểm khoản vay giảm 59% CK còn 48 tỷ đồng. 

Năm 2020, chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của NT2 sẽ giảm khoảng 14% n/n dựa trên giả định sản lượng điện giảm 3% n/n trong bối cảnh sản lương khí đầu vào tại Lô 06.1, 11.2, bể Nam Côn Sơn (chiếm 46% nguồn cung khí của NT2) đang có xu hướng giảm trong khi lợi nhuận gộp / kWh giảm khoảng 8% n/n.

Mặc dù kết quả lợi nhuận dự kiến thấp hơn trong 2020, chúng tôi kỳ vọng NT2 tiếp tục giữ mức cổ tức tiền mặt bình quân khoảng 2000 đồng/CP cho giai đoạn 2020 – 2023.

T.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: