Sự kiện hot
4 năm trước

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/7

Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/7 của các công ty chứng khoán.

Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế FPT tại vùng giá 46-47

CTCK BIDV (BSC)

Cổ phiếu FPT của CTCP FPT đang hình thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 45. Thanh khoản cổ phiếu vẫn đang nằm ở mức yếu và dưới ngưỡng trung bình 20 phiên.

Chỉ báo RSI báo hiệu nhịp tăng giá ngắn hạn trong khi chỉ báo MACD đang cho thấy tín hiệu đảo chiều tích cực phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đang có dấu hiệu cắt lại dải mây Ichimoku, báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại vùng giá 46-47 và có thể cân nhắc chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 57.2 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 45.0.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 29.200 đồng/CP

CTCK MB (MBS)

Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 29.200 đồng. DN dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 500 đồng/CP và tỷ lệ 20% cổ tức bằng cổ phiếu, thời gian thực hiện dự kiến trong quý II, quý III/2020.

Chúng tôi vẫn đánh giá cao triển vọng của HPG trong tương lai nhờ (i) HPG là công ty dẫn đầu thị trường thép tại Việt Nam, với sức khỏe tài chính và khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với giá thành sản xuất thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong ngành,

(ii) duy trì tăng trưởng bền vững về doanh thu và lợi nhuận, ngay cả trong bối cảnh ngành thép đi xuống,

(iii) dự án Khu liên hợp thép Dung Quất sẽ nâng cao đáng kể năng lực sản xuất và doanh thu của công ty - gấp đôi công suất của thép dài và sản phẩm HRC mới giúp HPG tấn công vào thị trường tôn mạ.

Chúng tôi lưu ý rằng dự án Dung Quất đi vào hoạt động sẽ có ảnh hưởng tới chi phí khấu hao và chi phí vay trong năm.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu SAB

CTCK Phú Hưng (PHS)

Chúng tôi đánh giá năm 2020 là năm đầy khó khăn với thị trường bia Việt Nam do tác động tiêu cực từ dịch bệnh và các quy định mới của Chính phủ.

Tuy nhiên, bia vẫn là loại nước giải khát không thể thiếu đối với người tiêu dùng Việt Nam, nhất là mùa nóng đang tới gần. Vì vậy, ngay khi giãn cách xã hội được dỡ bỏ, doanh số bán lẻ của Sabeco đã tăng trở lại trong tháng 5 và 6.

Chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ bia của SAB trong năm 2020 đạt 1,41 tỷ lít (giảm 25% so với năm ngoái) nhưng tăng 11% so với mức kế hoạch và giá bán trung bình của SAB không tăng trong năm nay.

Từ đó, chúng tôi ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của SAB trong năm 2020 lần lượt đạt 27.850 tỷ đồng (giảm 27% so với năm ngoái) và 4,799 tỷ đồng (giảm 11%) với giả định biên lãi gộp được cải thiện ở mức 29% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm.

Trong năm 2020, chúng tôi ước tính sản lượng tiêu thụ bia của SAB chiếm 38% của toàn ngành và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu.

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu SAB khoảng 157,000 đồng/cổ phiếu trong năm 2020 (-5.9% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị giữ cho cổ phiếu này.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: