Sự kiện hot
12 năm trước

Mỗi năm tổng kết lại thêm buồn về môn Sử

Có những thí sinh viết lan man đến 4 trang giấy nhưng vẫn chỉ nhận được 0,25 điểm vì nỗ lực không để... giấy trắng.

Có những thí sinh viết lan man đến 4 trang giấy nhưng vẫn chỉ nhận được 0,25 điểm vì nỗ lực không để... giấy trắng.

Sau khi một số trường công bố kết quả của kỳ thi đại học, trên các diễn đàn người ta thảo luận sôi nổi về kết quả thi môn lịch sử với “điệp khúc”- điểm thấp. Trả lời câu hỏi: Tại sao kết quả thi môn sử lúc nào cũng là thấp, có rất nhiều ý kiến khác nhau, nào là do chương trình học quá tải, nào là phương pháp dạy và học khô cứng, nào là đề thi khó...Vậy, sự thực nguyên nhân chính của tình trạng này nằm ở đâu? Đây có lẽ vẫn là câu hỏi khiến các chuyên gia giáo dục trăn trở tìm kiếm nhiều năm nay.


Có nhiều lí do khiến học sinh không còn nhiệt huyết với môn lịch sử. Ảnh minh họa

Không còn giật mình vì điểm...0

Con số hàng nghìn học sinh bị điểm 0 trong kỳ thi đại học (ĐH) năm 2011 vẫn được dư luận ví là “thảm họa” của ngành giáo dục. Kỳ thi đại học năm nay, các cán bộ chấm thi đánh giá chất lượng thí sinh khối C đã khá hơn so với những năm trước. Nhưng tính đến thời điểm này, theo ghi nhận của các trường đại học, lịch sử vẫn là môn lĩnh nhiều điểm 0 nhất. Chỉ riêng ĐH Đà Nẵng đã có tới 45 bài thi lĩnh điểm 0 môn sử. Trong số 1.947 bài thi, chỉ có 61 bài đạt điểm trên 5 (chiếm 3,1%). Với kết quả môn sử như vậy, chắc chắn điểm thi khối C của trường sẽ bị kéo xuống rất nhiều.

Mặc dù chưa hoàn thiện việc chấm thi nhưng theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm thi cao nhất của môn sử đã được chấm là 7,5 còn đa số là bài thi từ 3 điểm trở xuống, điểm 0 cũng không phải hiếm ở môn này. Tại Trường ĐH Sài Gòn, môn sử cũng là môn có phổ điểm thấp nhất. Trong 5 túi bài thi được chấm thì có 1 bài được 6,25 điểm, một số bài được 5 - 6 điểm, còn lại làâ từ 3 điểm trở xuống 0. Thậm chí, có những bài thi viết lan man đến 4 trang giấy nhưng vẫn chỉ nhận được 0,25 điểm vì nỗ lực không để... giấy trắng.

Không chỉ thấp, nhiều bài thi môn sử của thí sinh lại khiến cho các cán bộ chấm thi phải đau lòng vì các lỗi sai ngớ ngẩn. Một cán bộ chấm thi chia sẻ: “ở câu 1 (2 điểm) hỏi về tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2, một bài thi viết: “Cuộc khai thác của thực dân Pháp đã khiến cho nước ta mất hết tài nguyên. Không những thê,ë Pháp còn bắt thanh niên, đàn bà và cả trẻ em đi làm nô lệ đào than cho chúng ở Quảng Ninh rất cực khổ. Điều này cũng dẫn tới nạn đói năm 1945”. Ở câu 3 yêu cầu tóm tắt diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh, có bài thi viết: “Năm 1975, dưới lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đứng lên tổ chức chiến dịch mang tên Bác đánh thắng thực dân Pháp xâm lược!”

Lý giải về việc môn sử vẫn không thoát khỏi những điểm 0 dai dẳng nhiều năm qua, một giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Nhiều học sinh làm bài môn sử mà như đang làm văn tả cảnh, cả 3 trang giấy mà không tìm được ý nào đúng để cho điểm. Dù không muốn nhưng giáo viên vẫn phải hạ bút chấm điểm 0…”. 

Có nhiều ý kiến bao biện, do Bộ GD-ĐT thay đổi đáp án giữa chừng cũng làm ảnh hưởng nhiều đến điểm thi của thí sinh. Nhưng theo nhận định của nhiều giáo viên dạy sử, căn nguyên vẫn là do các em ít coi trọng môn sử. Nhiều học sinh chọn theo khối C chỉ là học để có một tấm bằng sau này dễ dàng xin việc. Nhìn nhận về thực trạng môn sử hiện nay, cô giáo Nguyễn Thị Hoa, Trường THPT Ba Vì (Hà Nội) cho rằng đó là do cách dạy vẹt và học vẹt cố hữu trong nhà trường chưa thể thay đổi một sớm một chiều. Điều đó cũng lý giải vì sao, nhiều cán bộ chấm thi không còn thấy giật mình khi môn học này có nhiều điểm 0.

Do thời đại, xu thế phát triển?

Trên các diễn đàn, nhiều ý kiến bàn luận, “mổ xẻ” xung quanh hiện tượng học sinh bị điểm thấp môn lịch sử trong kỳ thi ĐH. Có những ý kiến tuy không hoàn toàn đúng nhưng có tính xây dựng, nhưng cũng có những bình luận cực đoan, khi đổ tất trách nhiệm lên đầu ngành giáo dục và đào tạo.

Để phản biện lại điều này, một thạc sĩ sử học lên tiếng: “Muốn vực dậy môn học này không thể trông chờ vào một mình ngành giáo dục. Chỉ khi nào người học sử có cuộc sống ổn định như học nhiều ngành khoa học khác thì thực trạng trên mới được cải thiện. Bản thân kết quả thi của môn lịch sử không phản ánh toàn diện thực trạng dạy và học sử ở trường phổ thông hiện nay. Nếu nhận định môn sử không có sức hấp dẫn la sự sai lầm, mà chính xác hơn là học sử sẽ vất vả cho con đường lập nghiệp tương lai. Vì vậy, nhiều người không còn hứng thú theo đuổi nó”.

Nhiều ý kiến cho rằng, cái gốc của vấn đề chính là do cơ chế, do thời đại. Trong thời buổi đất nước mở cửa, các chuyên ngành kinh tế, tin học, ngoại ngữ lên ngôi, khối C bị "lép vế" thì kết quả thi môn lịch sử vừa qua thấp kém cũng là điều dễ hiểu. Còn nhớ vào những năm 1980 của thế kỷ trước, khi triết học lên ngôi, hàng trăm người đã tốt nghiệp ĐH ở các chuyên ngành khác như Văn, Sử, Toán... đổ dồn về với Triết học. Sau này cũng vậy, khi ngành xã hội học "có tương lai", có cơ hội kiếm được nhiều tiền thì hàng trăm người lại “quay lưng” với các chuyên ngành khác như Triết học, Tâm lý học, Lịch sử...

Còn nhớ, cách đây không lâu bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận nhận định rằng: "Có những thứ mà do thời đại, do xu thế phát triển mà người ta phải học". Trong bối cảnh của môn lịch sử hiện nay, kết quả thi lịch sử thấp là phản ánh trung thực tế khách quan. Đó là "khúc quanh" trong lịch sử phát triển của một ngành học ở một đất nước. Chừng nào xã hội chưa đề cao vai trò của môn lịch sử, người theo môn sử chưa sống được bằng lương thì học sinh xao nhãng học sử là chuyện tất yếu.

Trao đổi với Người đưa tin, GS sử học Lê Văn Lan từng chia sẻ: “Câu chuyện dạy và học sử càng đuối dần đi đang là tình trạng chung của toàn nhân loại. Tôi đã đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều nền giáo dục và các nhà giáo dục nhiều nước cũng đều có nhận thức ấy và nói với tôi như thế. Khi kỳ thi năm 2011, lúc điểm sử rất thấp, bộ trưởng Bộ GD-ĐT bảo đó là chuyện bình thường. Tôi hiểu ý ông ấy, cứ cái cơ chế này (khi đã có một chương trình, người ta sẽ dựa trên đó để làm sách và thầy cô dựa theo để dạy học trò), sẽ kéo theo cả một hệ thống sẽ sai lầm từ A đến Z. Vậy khi phát hiện ra sai lầm, những người cầm cân nảy mực phải sửa. Và tôi biết họ đã vào cuộc rồi đấy…”

Quay trở lại câu chuyện trước kỳ thi ĐH, khi Bộ GD-ĐT chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT (trong đó có môn Lịch sư)ã, nhiều trường đã phải “lên dây cót” tăng số giờ học để “bù” lại thời gian dạy qua quýt với tâm lý sử là môn học phụ. Cũng chính tâm lý này đã khiến kết quả môn sử rơi vào tình trạng thảm hại như nhiều người thấy.       

Vừa thí điểm đã sai

Trước đây, GS. Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN từng nói “việc học sinh không thích học sử là do người lớn”. Thế nhưng, dù do người lớn hay do bản thân học sinh không “say” học thì phương pháp dạy và học vẫn là điều đáng phải bàn. Cách đây không lâu, Hà Nội cũng đã đề xuất học Lịch sử qua tên phố. Với cách dạy này, nhiều chuyên gia hy vọng sẽ nhen nhóm, thậm chí thổi bùng ý thức học Lịch sử, yêu lịch sử nước nhà trong tiềm thức của mỗi học sinh. Thế nhưng, vừa mới ở giai đoạn thí điểm, Hà Nội đã gây “sốc” khi chú giải tên một số tuyến phố sai? Kết cục, vấn đề dạy và học sử một lần nữa lại khiến dư luận “dậy sóng”.

Giang- Thơm
theo Người Đưa Tin

Từ khóa: