Sự kiện hot
13 năm trước

Nga tuyên bố ông Muammar Gaddafi "phải ra đi"

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 27/5 tuyên bố nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi phải ra đi. Tính đến nay, đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của Mátxcơva đối với ông Gaddafi.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 27/5 tuyên bố nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi phải ra đi.

Tính đến nay, đây là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất của Mátxcơva đối với ông Gaddafi.
 

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. (Nguồn: Reuters)

 
Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm tám nước công nghiệp phát triển (G-8) đang diễn ra tại thành phố ven biển Deauville của Pháp, ông Ryabkov khẳng định: "Chúng tôi thừa nhận ông ta phải ra đi... Chúng tôi tin rằng Đại tá Gaddafi đã mất quyền hợp pháp do những hành động của ông ấy... Chúng tôi sẽ giúp ông ta ra đi."

Theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA, Mátxcơva đã sẵn sàng làm trung gian hòa giải để ông Gaddafi từ bỏ quyền lực.

Tuyên bố trên của ông Ryabkov cho thấy sự thay đổi to lớn trong quan điểm của Nga, vốn không đồng tình với cuộc không kích của phương Tây nhằm vào các lực lượng của nhà lãnh đạo Libya.

Ngoài ra, so sánh với tình hình tại Libya với Syria, Thứ trưởng Ryabkrov nhấn mạnh rằng tình hình tại Syria đặc biệt khác với những gì đang diễn ra tại Libya.

Đánh giá của ông Ryabkrov được đưa ra trong bối cảnh xuất các nhà lãnh đạo G-8 đang kêu gọi cần có hành động đối với Damas.

Cùng ngày, Nhật báo Kommersant đưa tin Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị người đồng cấp Nga Dmitry Medvedev thuyết phục nhà lãnh đạo Libya Gaddafi rằng ông ta sẽ được bảo toàn mạng sống nếu rời khỏi đất nước.

Tin dẫn lời một quan chức Nga có mặt tại cuộc gặp hôm 26/5 giữa ông Obama và ông Medvedev bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm tám nước công nghiệp phát triển (G-8) đang diễn ra tại Pháp cho rằng đề xuất của Washington dường như là phi thực tế đối với Mátxcơva.

Vị quan chức này nói: "Chúng tôi đã chất vấn họ rằng: Liệu các ngài có chắc rằng Gaddafi sẽ chấp nhận từ bỏ mọi thứ?"

Tin cũng cho hay cả Tổng thống Obama và người đồng cấp Pháp Nicolas Sarkozy đều đang thuyết phục Nga chấp thuận đảm nhận vai trò trung gian do lo ngại xung đột tại Libya sẽ lâm vào bế tắc.
 
(Vietnam+)
Từ khóa: