Sự kiện hot
11 năm trước

Phát hiện hành tinh giống Trái Đất, con người có thể sinh sống

Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA vừa mới phát hiện một ngoại hành tinh mang cấu tạo gần giống Trái đất và là ứng cử viên sáng giá cho nhận định sự sống có thể tồn tại bên ngoài hành tinh xanh.

Kính viễn vọng không gian Kepler của NASA vừa mới phát hiện một ngoại hành tinh mang cấu tạo gần giống Trái đất và là ứng cử viên sáng giá cho nhận định sự sống có thể tồn tại bên ngoài hành tinh xanh.


Ngày càng nhiều ngoại hành tinh được phát hiện trong vũ trụ

Sau khi nghiên cứu 461 ứng cử viên hành tinh được kính viễn vọng không gian Kepler phát hiện trong thời gian qua, các nhà khoa học đã đề cử danh hiệu "siêu Trái đất" cho thiên thể mang tên KOI 172.02.

Ngoại hành tinh có bán kính lớn gấp 1,5 lần Trái đất và quay quanh một ngôi sao chủ giống như Mặt trời. Trong đó, khoảng cách giữa ngoại hành tinh và ngôi sao chủ rơi vào "vùng sống" – khu vực mà nước có thể tồn tại ở dạng chất lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh.

Phát hiện của các nhà khoa học đang dần chứng minh nhận định cho rằng trong hệ Mặt trời tồn tại cặp song sinh của Trái đất. Ngôi sao chủ của ngoại hành tinh mới được NASA phát hiện thuộc lớp G, có nghĩa là nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ Mặt trời.

Nhà thiên văn học Natalie Batalha – chuyên gia nghiên cứu cùng hợp tác với Trung Tâm Nghiên cứu Ames của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) tại Moffett Field, bang California cho biết: "Thật thú vị khi biết rằng siêu Trái đất quay quanh một ngôi sao rất giống Mặt trời. Những siêu Trái đất được đề cử trước đây đều xoay quanh những ngôi sao mang cấu tạo khác với Mặt trời của chúng ta".

Siêu Trái đất mất 242 ngày để quay hết một vòng quanh ngôi sao chủ trong khi Trái đất mất 365 ngày để quay hết một vòng quanh Mặt trời. Khoảng cách từ siêu Trái đất tới ngôi sao chủ bằng 3/4 khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời. Thông thường, Trái đất quay xung quanh Mặt trời ở khoảng cách trung bình là 150 triệu km.

Dựa trên những đặc điểm trên, các nhà khoa học nhận định KOI 172.02 có thể là hành tinh đá hoặc không nhưng chắc chắn tồn tại nước ở dạng chất lỏng trên bề mặt hành tinh.

Kính viễn vọng Kepler đã truy tìm các hành tinh tiềm năng bằng cách nghiên cứu độ nghiêng của ánh sáng sao theo chu kỳ khi hành tinh đi ngang qua phía trước mặt ngôi sao chủ, làm chắn bớt một phần ánh sáng của ngôi sao.

Trong khi đó, các nhà thiên văn học lại có rất nhiều cách để kiểm chứng liệu các ứng cử viên có thực sự là hành tinh như nghiên cứu những thay đổi nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định khi hành tinh đi ngang qua phía trước mặt ngôi sao.

Kính thiên văn Kepler được phóng lên không gian vào năm 2009 và mới đây đã được kéo dài thời gian hoạt động tới sau năm 2016. Kể từ thời điểm đi vào hoạt động, Kepler đã phát hiện được 2.740 ứng cử viên hành tinh. Mặc dù hiện tại mới chỉ có 105 ứng cử viên được công nhận là hành tinh song ước tính hơn 90% số ứng cử viên trên sẽ chính thức gia nhập danh sách ngoại hành tinh trong tương lai.

Minh Thu
theo Infonet

Từ khóa: