Sự kiện hot
2 năm trước

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Mặc dù chưa trở lại thời hoàng kim nhưng tuần qua thị trường đã chứng kiến sự trở lại của nhóm cổ phiếu bất động sản khi nhiều mã vừa và nhỏ trong ngành đã lấy lại đà tăng tích cực.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BSC khuyến nghị chốt lãi cổ phiếu HQC tại ngưỡng 10.19

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, MA20 vẫn đang ở dưới MA50 có xu hướng cắt lên.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 8.19, chốt lãi cổ phiếu HQC tại ngưỡng 10.19 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 7.5.

Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã có tuần giao dịch khá tích cực với nhiều điểm sáng, trong đó HQC cũng đã có màn bứt phá mạnh mẽ, bất chấp kết quả kinh doanh năm 2021 không mấy khả quan khi ghi nhận lợi nhuận thấp kỷ lục chỉ vỏn vẹn 4 tỷ đồng, hoàn thành 8% mục tiêu đề ra.

Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó phiên 17/3 tăng trần và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 14/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HQC tăng 1.120 đồng (+14,87%) từ mức giá 7.530 đồng/CP lên 8.650 đồng/CP. Thanh khoản cũng tăng vọt với khối lượng khớp lệnh của HQC trung bình tuần qua đạt 20 triệu đồng/phiên, gần gấp đôi so với tuần trước đó.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường, BSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NKG

VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Thép Nam Kim (NKG) từ kém khả quan lên phù hợp thị trường khi tăng giá mục tiêu thêm 16% lên 44.900 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, BSC khuyến nghị mua cổ phiếu NKG với giá mục tiêu 1 năm là 60.400 đồng/CP tương đương upside 18% so với giá ngày 10/03/2022 dựa trên phương pháp định giá P/E với PE mục tiêu = 5.5x.

Nhóm cổ phiếu thép vẫn tiếp tục duy trì trạng thái giao dịch không mấy tích cực. Trong đó, cổ phiếu NKG đã đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NKG giảm 3.750 đồng (-7,51%) từ mức giá 49.950 đồng/CP xuống 46.200 đồng/CP.

* SSI khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu VNM

Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với VNM của CTCP Sữa Việt Nam mặc dù điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm và PE mục tiêu về 90.000 đồng/CP (từ 106.000 đồng/CP) và 19x (từ 21x) kết hợp với phương pháp DCF.

Trái với khuyến nghị của SSI, nhiều mã bluechip nói chung và VNM nói riêng vẫn chưa thể “tìm đường trở lại”. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNM giảm 2.000 đồng (-2,56%) từ mức giá 78.000 đồng/CP xuống 76.000 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu DRC với giá mục tiêu 40.000 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DRC với mức giá mục tiêu là 40.000 đồng/CP được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 là 12.5xnhằm phản ánh (1) Tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận năm 2022 đến từ nhu cầu tiêu thụ rất lớn và giá bán hấp dẫn và (2) Triển vọng tăng trưởng dài hạn với nhà máy Radial 3 sẽ đi vào hoạt động toàn bộ từ 2024.

Diễn biến cổ phiếu DRC tuần qua rung lắc quanh vùng giá 33.000 đồng/CP. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng nhẹ 50 đồng (+0,15%) từ mức giá 33.450 đồng/CP lên 33.500 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi VTP tại ngưỡng 76

Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy xu hướng vận động tích cực. Đường giá cổ phiếu vượt ngưỡng MA20 và MA50, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 70.0, chốt lãi tại ngưỡng 76.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 66.0.

Nhóm cổ phiếu họ Viettel nói chung và VTP nói riêng không quá “ồn ào” nhưng cũng đã có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày 14/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VTP tăng 5.700 đồng (+8,51%) từ mức giá 67.000 đồng/CP lên 72.700 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 70.200 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu ở mức 70.200 đồng/CP trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2021 có sự phục hồi mạnh mẽ bất chấp dịch covid19 trong năm vẫn diễn biến phức tạp, doanh thu tăng 37%, lợi nhuận trước thuế tăng 148% so với 2020. Trong năm 2022, chúng tôi dự báo hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ nhu cầu xăng dầu phục hồi và giá dầu tăng cao. Doanh thu và lợi nhuận dự kiến tăng 35% và 53% so với 2021.

Áp lực chốt lời gia tăng cùng diễn biến giá dầu thô quay đầu điều chỉnh đã khiến nhóm cổ phiếu dầu khí nói chung và PLX nói riêng mất điểm trong tuần qua. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX giảm 2.100 đồng (-3,62%) từ mức giá 58.000 đồng/CP xuống 55.900 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi HBC tại ngưỡng 33

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 tuy nhiên vẫn ở dưới đường MA50, MA20 vẫn đang ở dưới MA50.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 28.2, chốt lãi tại ngưỡng 33.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 26.0.

Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ tuần qua đã có những phiên hồi phục, trong đó HBC cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HBC tăng 1.450 đồng (+5,54%) từ mức giá 26.150 đồng/CP lên 27.600 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua PVT với mức giá mục tiêu 34.400 đồng/CP

Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp (FCFF) và P/E với tỷ lệ 50% cho mỗi phương pháp để đưa ra khuyến nghị mua cho PVT với mức giá mục tiêu là 34.400 đồng/CP, tương đương với upside 30,8% so với giá đóng cửa 26.300 đồng/CP ngày 14/03/2022.

Trái với khuyến nghị của KBSV, cổ phiếu PVT đã có tuần giao dịch rung lắc và điều chỉnh. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVT giảm 500 đồng (-1,9%) từ mức giá 26.300 đồng/CP xuống 25.800 đồng/CP.

* BVSC khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu GDT

Chúng tôi duy trì khuyến nghị Outperform đối với GDT của CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành và giữ nguyên giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DDM ở mức 65.425 đồng/cổ phiếu (Upside: 14,4%).

Trái với diễn biến bùng nổ trong tuần trước, cổ phiếu GDT đã liên tục bị bán chốt lời và mất điểm trong tuần vừa qua. Thống kê với việc đón nhận 1 phiên tăng duy nhất ngày 15/3 và 4 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GDT giảm 1.800 đồng (-3,15%) từ mức giá 57.200 đồng/CP xuống 55.400 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị chốt lãi PTB tại ngưỡng 128

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20 và MA50, ủng hộ cho xu hướng tăng giá.

Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 112.9, chốt lãi tại ngưỡng 128.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 105.0.

Bên cạnh người anh em cùng ngành GDT, cổ phiếu PTB cũng có tuần giao dịch không mấy tích cực sau những phiên tăng tốc bứt phá trong tuần trước đó. Cụ thể, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 2 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PTB giảm nhẹ 400 đồng (-0,35%) từ mức giá 112.900 đồng/CP xuống 112.500 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu TVB với giá mục tiêu 32.300 đồng/CP

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TVB của CTCP Chứng khoán Trí Việt, với giá mục tiêu 32.300 đồng/cổ phiếu (+39%), dựa trên các luận điểm: (1) Triển vọng tăng trưởng 2022 khả quan từ sự tích cực của giá trị giao dịch thị trường, (2) kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt và cải thiện vượt trội, (3) nguồn vốn tăng trưởng vượt trội tạo tiền đề cho tăng trưởng dài hạn.

Nhóm cổ phiếu chứng khoán nói chung và TVB nói riêng vẫn diễn biến trong biên độ hẹp trong tuần qua. Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày đầu tuần 14/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TVB tăng 400 đồng (+1,82%) từ mức giá 22.000 đồng/CP lên 22.400 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 63.200 đồng/CP

Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 63.200 đồng/CP, cao hơn 19% so với giá đóng cửa ngày 11/03/2022.

Mặc dù không có sự bứt phá nhưng NLG cũng góp mặt tích cực trong sự hồi phục của nhóm cổ phiếu bất động sản nói chung. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày cuối tuần 18/3, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 2.700 đồng (+5,08%) từ mức giá 53.100 đồng/CP lên 55.800 đồng/CP.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu HLD với giá mục tiêu 68.300 đồng/CP

Sau khi xem xét tiềm năng cũng như rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu HLD với mức giá mục tiêu cho giai đoạn 1 năm là 68.300 đồng/CP, tương ứng mức sinh lời 59,6% so với giá đóng cửa ngày 10/3/2022.

Cổ phiếu bất động sản HLD cũng nằm trong xu hướng chung của ngành khi đón nhận 4 phiên tăng và chỉ 1 phiên giảm duy nhất ngày giữa tuần 16/3. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HLD tăng 7.100 đồng (+16,4%) từ mức giá 43.300 đồng/CP lên 50.400 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà KBSV đưa ra là 68.300 đồng/CP, thị giá hiện tại của HLD còn thấp hơn 26,2%.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: