Sự kiện hot
12 năm trước

Hành trình tìm lại mình của thiếu phụ 'bà lão'

Bác sĩ Đài Loan Hung – Chi – Chen, người trực tiếp điều trị cho chị Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết thay vì bơm botox như các trường hợp căng da thẩm mỹ, ê kíp phẫu thuật đã dùng một mảng mỡ bụng của bệnh nhân, sau đó phân lập thành các khối mỡ nhỏ hình cầu rồi đưa vào dưới những vị trí da bị nhăn.

Bác sĩ Đài Loan Hung – Chi – Chen, người trực tiếp điều trị cho chị Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết thay vì bơm botox như các trường hợp căng da thẩm mỹ, ê kíp phẫu thuật đã dùng một mảng mỡ bụng của bệnh nhân, sau đó phân lập thành các khối mỡ nhỏ hình cầu rồi đưa vào dưới những vị trí da bị nhăn.


Trải qua 1,5 tháng điều trị đầy gian nan, đến nay chị Mai trông trẻ ra nhiều do với trước.

Ca phẫu thuật khó

Trải qua bao nhiêu cơ cực, đau đớn, giờ đây cô gái Nguyễn Thị Ngọc Mai 28 tuổi có hình dung bà lão đã mỉm cười.

Bác sĩ Đài Loan Hung – Chi – Chen, người trực tiếp điều trị cho chị Nguyễn Thị Ngọc Mai cho biết thay vì bơm botox như các trường hợp căng da thẩm mỹ, ê kíp phẫu thuật đã dùng một mảng mỡ bụng của bệnh nhân, sau đó phân lập thành các khối mỡ nhỏ hình cầu rồi đưa vào dưới những vị trí da bị nhăn.

Phương pháp phẫu thuật cho chị Mai rất tinh vi vì vị trí đưa mỡ vào là một lỗ rất nhỏ không để lại sẹo.

Trước khi thực hiện điều này, bệnh nhân đã được cho uống thuốc khống chế biến chứng da. Do chị Mai trước đây đã có lần mổ ruột thừa và có vết sẹo nhỏ ở bụng nên các bác sĩ đã rạch từ đây để hút mỡ và xử lý để đưa vào dưới da mặt.

Khi chị Mai được tiếp nhận vào bệnh viện Đại  học Y khoa Trung Quốc tại Đài Loan, bước đầu tiên bệnh viện đã mở một hội nghị kết hợp giữa các chuyên gia thuộc 17 phòng ban.

Sau đó bệnh nhân được thực hiện các chẩn đoán lâm sàng về Hội chứng Werner Syndrome (lão hóa sớm) dựa trên các nghiên cứu di truyền học. Đây là hội chứng lão hóa sớm ở người trưởng thành.

Bệnh nhân bị hội chứng Werner dễ phát triển các khối u ác tính. Tuy vậy, rất may mắn cho đến nay các bác sĩ  chưa phát hiện chị Mai xuất hiện dấu hiệu ung thư nào.

Ngoài ra, chị Mai còn bị bệnh viêm gan siêu vi B, nhưng bệnh này không liên quan đến hội chứng Werner.

Trải qua 1,5 tháng điều trị đầy gian nan, đến nay chị Mai trông trẻ ra nhiều do với trước. Đặc biệt, các bệnh nổi trên tay chân của chị đã biến mất hoàn toàn.

Ngoài việc điều trị và phẫu thuật, thiếu phụ 28 tuổi này còn được  giải thích và hướng dẫn chi tiết để hiểu và có thể tránh được các yếu tố nguy cơ như tia cực tím (tia UV), nhiễm trùng phổi, tránh các chất tẩy rửa…

Đây là trường hợp thứ hai mắc hội chứng Werner được các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y khoa Trung Quốc (Đài Loan) chữa trị nhưng ở người trưởng thành thì chị Mai là bệnh nhân đầu tiên.


Phương pháp phẫu thuật cho chị Mai rất tinh vi vì vị trí đưa mỡ vào là một lỗ rất nhỏ không để lại sẹo.

Hằng ngày tiếp xúc, chữa trị cho không biết bao bệnh nhân, gặp vô vàn cảnh đời éo le nhưng bác sĩ Hung – Chi – Chen thực sự xúc động về trường hợp của người phụ nữ Việt Nam tên Nguyễn Thị Ngọc Mai ấy.

Bác sĩ Chen không kìm lòng nổi mà phải thốt lên: “Nhìn vào bức ảnh của gia đình cô với chồng và hai con, không ai nghĩ cô là mẹ của lũ trẻ mà như bà của chúng. Đây quả là nỗi bất hạnh của cô và gia đình.”

Thông qua Văn phòng Hội đồng Phát triển ngoại thương Đài Loan tại TP.HCM (TAITRA) và sự chỉ đạo của Cục Mậu dịch Quốc tế (BOFT) thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan, chị Mai đã được đưa sang Đài Loan chữa trị hoàn toàn miễn phí. Tổng chi phí thực hiện việc chữa trị, đi lại, ăn ở cho Mai và người thân lên đến gần 01 tỷ đồng.

Lúc mới đến bệnh viện, bác sĩ Chen cảm nhận chị Mai thở rất gấp sau khi đi một đoạn ngắn vì phổi đã có một vài thay đổi bất thường. Các mô dưới da cũng như lớp hạ bì, lớp biểu bì ngày càng teo lại. Tuyến nhờn và tuyến mồ hôi của chị cũng to dần và mất đi chức năng bài tiết. Bộ mặt chị Mai lúc đó trông giống chim, đục thuỷ tinh thể nhẹ, các nguyên bào sợi giảm chức năng rõ rệt.

“Thông qua người phiên dịch kể lại chị Mai đã tâm sự bao lâu nay mình sống như chết. Nhiều lần chị đã định làm điều dại dột.” – Bác sĩ Chen kể.

Có tất cả 17 chuyên gia của bệnh viện từ giải phẫu, y khoa, phụ khoa và nhi khoa… đến hội chẩn và đưa ra kế hoạch điều trị. Sau khi điều trị bằng thuốc, chức năng phổi của chị Mai hồi phục rất nhiều, chị đã có thể đi bộ quãng đường dài mà không cảm thấy khó thở như trước.

Làm phẫu thuật thẩm mỹ xong trông chị Mai trẻ ra nhiều.

“Suốt bao ngày ủ dột giờ đây tôi đã thấy cô ấy mỉm cười. Từ đó có thể thấy khuôn mặt vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ. Mai tâm sự mình như được sinh ra lần nữa. Những giọt nước mắt tủi thân cho số phận kém may mắn không còn nữa mà có chăng là giọt nước mắt trong hạnh phúc vì nghĩ đến một tương lai đầy hứa hẹn, được sống, được yêu như bao người phụ nữ khác. ” – Bác sĩ Chung – Chen hạnh phúc chia sẻ.

Theo nghiên cứu, các bác sĩ phát hiện em trai chị Mai cũng có gen bệnh.

Do đó anh ta đã được khuyên tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như chị gái mình, mặc dù anh này chưa có các biểu hiện lâm sàng của hội chứng Werner.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai, quê Quảng Nam đã có những biểu hiện lão hoá bất thường từ lúc 10 tuổi, với các nếp nhăn xuất hiện rõ trên mặt.

Việc này đã khiến chị bị trầm cảm. Do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đình không có điều kiện đi bệnh viện chữa trị, chị chỉ trông cậy vào các loại thảo dược tự kiếm.

Năm 2005, chị Mai kết hôn và sinh được 2 con (đến nay con của chị Mai chưa có biểu hiện gì bất thường cho thấy bị bệnh giống mẹ nhưng để phòng ngừa các cháu sẽ được những bác sĩ Đài Loan kiểm tra vào tuần sau).

Hội chứng Werner được phát hiện vào năm 1904, ngày nay hội chứng này được biết đến nhiều hơn nhờ sự phát triển của y học.

Cách quản lý bệnh có thể chia ra thành điều trị và phòng tránh: Điều trị các hoạt động của bệnh lý và phòng tránh các môi trường gây bất lợi . Giống như bệnh tiểu đường loại 1, chúng ta không thể loại bỏ gen vĩnh viễn, nhưng có thể cho người bệnh sử dụng thuốc và hướng dẫn họ chế độ sống hợp lý, giúp họ có cuộc sống gần như bình thường và ngăn ngừa phát triển các biến chứng.

Thanh Huyền
Theo VietnamNet

Từ khóa: