Sự kiện hot
3 năm trước

Phân tích cổ phiếu đáng quan tâm ngày 21/1

Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 3,68 điểm (+0,33%) lên 1.134,68 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 8,89 điểm (+0,8%) lên 1.116,21 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 209 mã tăng/235 mã giảm, ở rổ VN30 có 21 mã tăng, 6 mã giảm và 3 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó nhóm midcap và smallcap vẫn giảm lần lượt 0,40% và 0,88%.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dựa theo báo cáo phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm trước phiên 21/01/2021 của một số công ty chứng khoán. Chúng tôi xin trích lược lại như sau:

BSC: Khuyến nghị đối với cổ phiếu PVT

Theo BSC, PVT vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 cho đến nay và hiện đã vượt qua vùng giá cao của năm 2018. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Tuy nhiên, chỉ báo động lượng RSI đang ở trong vùng quá mua nên cổ phiếu có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PVT nằm tại khu vực xung quanh 16.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 22.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 15.4 bị xuyên thủng.

Nguồn: BSC

Nguồn: BSC

KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu DIG

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/1, cổ phiếu DIG giảm -1.4% xuống 32,000 VNĐ/cổ phiếu.

DIG vừa bổ sung tờ trình về phương án phát hành 75 triệu cổ phiếu riêng lẻ, giá phát hành không thấp hơn 20,000 đồng/cp, thời gian thực hiện dự kiến quý II/2021 để huy động vốn đầu tư dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu.

Dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu có diện tích 90.53 ha với tổng mức đầu tư 10,048 tỷ đồng và tổng doanh thu dự kiến hơn 20,000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 9,500 tỷ đồng.

Nguồn: KBSV

Nguồn: KBSV

KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu DBC

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/1, cổ phiếu DBC tăng 0.5% lên 57,800 VNĐ/cổ phiếu.

DBC công bố kết quả kinh doanh 2020 với lợi nhuận đạt 1,400 tỷ đồng, gấp 4.6 lần so với cùng kỳ, doanh thu 10,022 tỷ đồng (+39% YoY).

Công ty đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2021 với lợi nhuận 827 tỷ đồng (-41% YoY), doanh thu 15,439 tỷ đồng (+55% YoY).

Nguồn: KBSV

Nguồn: KBSV

MBS: Khuyến nghị đối với cổ phiếu TCM

MBS khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu TCM trên cơ sở (i) Là một trong số ít trong số các doanh nghiệp có chuỗi sản xuất hoàn thiện sợi-dệt-nhuộm-may, TCM tự cung cấp nguồn vải cho sản xuất và giảm phụ thuộc nhập nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, (ii) Áp dụng công nghệ kỹ thuật trong sáng chế nhiều mẫu vải có tính năng theo mùa và thân thiện với môi trường tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội, và (iii) ) Hiệp định thương mại tự do CPTPP và EVFTA sẽ tạo động lực cho nhu cầu cho sản phẩm vải nội địa để đáp ứng quy tắc xuất xứ và sẽ thúc đẩy doanh thu vải dệt cung cấp cho doanh nghiệp nội địa.

LNST 2020 ước tăng 12% n/n. TCM cho biết DN ghi nhận ~207 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12 với lãi sau thuế đạt ~23 tỷ đồng, giảm tương ứng 19% và 14,5% n/n.

Lũy kế cả năm 2020, DN này ước đạt ~3.358 tỷ đồng doanh, hoàn thành 91% kế hoạch năm và giảm 5% so với năm 2019, tuy nhiên LNST cả năm ghi nhận ~258 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm và tăng 12% so với cùng kỳ nhờ biên LN của các mảng đơn hàng khẩu trang và đồ bảo hộ y tế tốt hơn so với các đơn hàng may mặc truyền thống do (i) chi phí nguyên liệu thấp hơn, và tăng năng suất nhờ thao tác may đơn giản.

Với lợi thế về sở hữu chuỗi sản xuất khép kín từ sợi – dệt – nhuộm – may, DN đã chủ động được nguồn nguyên liệu để sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh diễn ra trên quy mô toàn cầu làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn thế giới. Mặt khác, từ tháng 5 trở đi, việc đáp ứng các đơn hàng đồ bảo hộ y tế như khẩu trang vải kháng khuẩn, đồ bảo hộ bác sỹ… đã giúp TCM đạt kết quả kinh doanh khả quan hơn trong năm nay.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới. DN cho ra đời thương hiệu thời trang mới INNOF với chất lượng cao hiện đang bán tại thị trường trong nước, phát triển thương hiệu thời trang ONLEE xuất khẩu vào thị trường Mỹ thông qua kênh bán hàng thương mại điện tử Amazon và bước đầu ghi nhận doanh thu. Bên cạnh đó, đơn vị đã vừa cho ra đời trang thương mại điện tử với thương hiệu DE CLOSET chuyên về bán hàng thời trang. TCM hiện phát triển mảng này theo hướng online thay vì mở chuỗi bán lẻ để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện đại.

MBS sẽ đánh giá kỹ hơn về hoạt động này của DN khi có các thông tin cụ thể hơn.

Đẩy mạnh đầu tư nhà máy nhằm mở rộng thị trường tiềm năng nhờ EVFTA và CPTPP. Để hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA, TCM đã xây dựng một nhà máy nhuộm vải ở KCN Hòa Phú, Vĩnh Long với hơn 1.500 lao động. Ước tính mỗi năm, nhà máy này cung ứng số lượng vải đủ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Ngoài ra, DN dự kiến cũng sẽ mở thêm một nhà máy nữa tại miền Tây để có thể tăng tính tự chủ nguyên liệu trong sản xuất.

Năm 2020, TCM dự kiến đầu tư thêm nhà máy may số 2 tại Vĩnh Long với tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng nhằm mở rộng công suất phục vụ việc mở rộng thị trường tiềm năng khi các Hiệp định mới có hiệu lực (CPTPP và EVFTA). Thời gian khởi công dự kiến trong Q4 2020 với thời gian thi công từ 6-8 tháng.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải. 

Tạ Thành

Theo KTDU

Từ khóa: