Đây là ngôi nhà của một gia đình Đan Mạch sống tại Tp.HCM.
Đây là ngôi nhà của một gia đình Đan Mạch sống tại Tp.HCM.
Gia đình Louise và Thomas cùng các con – Emil (9 tuổi), Emma (7 tuổi) và Matilde (2 tháng) là người Đan Mạch. Họ sống tại Việt Nam từ bốn năm nay. Là dân Đan Mạch, họ chuộng lối thiết kế có liên kết tự nhiên với phong cách Scandinavia.
Điều này thể hiện qua những món đồ nội thất, các bố trí ánh sáng để tạo sự thông thoáng. Họ chọn đồ nội thất có chất lượng cao và chức năng tối ưu.
Phòng khách với đồ nội thất thiên về gam màu tối, điểm đôi nét cổ điển.
Họ đã chọn ngôi nhà này vì nó có trần nhà cao và không gian thông thoáng. Tất cả các bức tường được sơn trắng, vì họ tin rằng màu này hợp với tính cách của họ và dễ sắp đặt đồ đạc. Các phòng đều có nhiều đồ nội thất, phòng khách không có nhiều chi tiết trang trí rườm rà. Các món đồ nội thất được thiết kế tinh tế, phần lớn được mua tại Việt Nam.
Bàn ăn được mua từ cửa hàng đồ cổ, ghế da màu đen của một cửa hàng nội thất Đan Mạch. Sofa mua tại Việt Nam. Những món đồ trong phòng của Emma được một thợ mộc hàng xóm thi công. Đèn cổ điển Đan Mạch được làm thủ công từ hơn nửa thế kỷ trước.
Phòng ăn với bàn gỗ ghế nhựa acrylic từ Đan Mạch. Đèn chùm hình dạng hoa Atisô
nhôm và sợi carbone. Tường trang trí bằng những bức vẽ của các nghệ sĩ Việt Nam.
Căn nhà treo nhiều tranh ảnh theo nhiều phong cách và chủ đề khác nhau. Tranh Đêm Sài Gòn của một hoạ sĩ Việt Nam. Tranh vẽ Cô y tá của hoạ sĩ Đan Mạch Paul Jupont được Thomas mua từ ngày anh còn làm việc tại một gallery ở Copenhagen. Tranh Hoa hồng trong phòng ăn là của hoạ sĩ Đan Mạch, Carl Henning Pedersen. Một bức khác vẽ “cái bóng” của nhà văn Andersens.
Tranh trên cầu thang là của Irene Hoff, hoạ sĩ Hà Lan hiện đang sống ở Sài Gòn. Gia chủ còn mua một bức tranh lấy cảm hứng từ những số điện thoại của họ như một cách ghi dấu những gì họ đã trải qua nơi đây. Bức ảnh ở trên cùng của cầu thang là một toà nhà cũ ở Copenhagen – nơi Louise từng làm việc 15 năm trước, khi họ gặp nhau. Bức tượng Phật bằng đồng trong phòng khách được thỉnh về từ Campuchia, được cho là có niên đại từ thế kỷ 18. Họ thỉnh khá nhiều tượng Phật và tranh của các nhà sư. Dù không phải là Phật tử, nhưng họ có thấu cảm tư tưởng và văn hoá Phật giáo. Không gian sống của họ vì thế mà rất tự nhiên, như là bước chuyển từ văn hoá Bắc Âu đến văn hoá châu Á.
Góc làm việc và phòng tập thể dục nằm kề phòng khách, có thể thấy rõ sự tương
phản giữa đen và trắng.
Hai căn phòng cho trẻ em tràn ngập đồ chơi và phân biệt rõ giới tính.
Phòng của Louise và chồng, nội thất đơn giản, nhẹ nhàng.
Khu vườn nhỏ nơi lũ trẻ có thể chơi đùa và dùng để tổ chức những bữa tiệc ngoài trời.
Theo SGTT