Hiện tượng “nồm” thường xảy ra trong nhà ở vào thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu, nhiệt độ đột ngột. Gây bất tiệ̣n trong sinh hoạt và bảo quản đồ đạc thiết bị trong nhà.
Hiện tượng “nồm” thường xảy ra trong nhà ở vào thời điểm giao mùa, thay đổi khí hậu, nhiệt độ đột ngột. Gây bất tiệ̣n trong sinh hoạt và bảo quản đồ đạc thiết bị trong nhà.
1. Tìm hiểu về hiện tượng nồm
Hiện tượng ẩm ướt nền nhà là do chênh lệch nhiệt độ giữa nền dưới và bề mặt trên nền, làm hơi ẩm trong không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà. Nôm na như khi ta để một cốc kem hoặc cốc nước lạnh ở trên bàn, sau vài phút sẽ thấy mặt ngoài cốc ngưng tụ thành nước, chứ không phải do nước từ trong cốc ngấm ra hoặc từ sàn nhà ngấm lên như nhiều người lầm tưởng.
Hiện tượng này thường xảy ra vào những ngày cuối đông, đầu xuân khi thời tiết chuyển từ lạnh sang ấm hoặc nóng. Sự chuyển biến càng nhanh, càng đột ngột thì Nồm xảy ra càng nhanh, càng mạnh.
Tuy thời gian nồm không kéo dài (thường là một năm có 4 -5 đợt và mỗi đợt kéo dài 2-6 ngày) nhưng luôn gây cảm giác khó chịu, đồ đạc dễ bị hư hỏng
2. Biện pháp khắc phục
Khi nhà đã bị nồm ta chỉ có thể tìm những biện pháp khắc phụ, giảm nhẹ hiện tượng nồm chứ không loại bỏ hoàn toàn được. Cách đơn giản nhất là hạ điểm sơng của không khí trong nhà, tức nếu biết độ ẩm không khí tăng cao nên đóng kín cửa, bịt các kẽ hở để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nhiều người cho rằng mở cửa đón gió vào sẽ làm cho nhà khô và thoáng hơn nhưng trên thực thế gió mang theo hơi nước, mang không khí ẩm vào nhà và độ ướt của nhà càng cao.
Dùng máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm trong nhà. Dùng giấy dán tường để hạn chế hơi nước, ẩm mốc, chọn loại giấy dán có bề mặt phủ Vinyl.
Tăng nhiệt độ mặt sàn bằng năng lượng nhân tạo như dùng điện trở làm ấm mặt sàn, tuy tốn kém nhưng có thể hạn chế được lượng “mồ hôi” đổ ra nhà.
Cách tốt nhất là ngay từ khâu xây dựng các gia chủ nên chú ý đến biện pháp chống nồm cho nhà ở, có thể sử dụng một hoặc hai lớp gạch lỗ bên dưới lớp mặt sàn hoặc trải một lớp cát vàng, xỉ than trước khi lát gạch. Ngoài ra, dùng những vật liệu xốp, chống ẩm cũng là phương pháp chống nồm hiệu quả.
Nguyên tắc thiết kế sàn chống ngưng đọng nước (chống nồm) :
a/ Phương pháp tính toán thiết kế theo TCXD 230-1998- nền nhà chống nồm- Tiêu chuẩn thiết kế và thi công.
b/ Một số chỉ tiêu thiết kế nền nhà chống nồm :
+ Chọn cấu tạo sàn với lớp bề mặt có quán tính nhiệt (D), hệ số ổn định nhiệt (γ) và hệ số dẫn nhiệt tương đương nhỏ nhất nhằm làm nhiệt độ bề mặt thay đổi nhanh theo nhiệt độ môi trường.
+ Các loại vật liệu phù hợp cho nền nhà chống nồm là các vật liệu ốp lát mỏng như: gạch men sứ, gỗ hoặc tấm lát bằng nhựa composit, vật liệu cách nhiệt nhẹ như polystirol, polyurethane, gốm bọt.
Các giải pháp cấu tạo nền nhà chống nồm thích hợp :
Cần lựa chọn giải pháp cấu tạo nền nhà thích hợp để mặt sàn ngăn cách ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, quán tính nhiệt của khối đất nền. Cần dùng vật liệu có quán tính nhiệt lớn để hạn chế đọng nước trên mặt sàn nhà. Cần lựa chọn cấu tạo các lớp như sau :
Lớp 1 : Lớp cơ học cao – là lớp có yêu cầu thẩm mỹ, chống mài mòn, độ bền cơ học cao, quán tính nhiệt lớn – nên dùng vật liệu có độ dày càng nhỏ càng tốt.
Các vật liệu lát phù hợp là : gạch gốm nung có chiều dày ≤ 10mm; gạch men δ ≤ 7mm; vật liệu tấm nhựa composit δ ≤ 5mm; gỗ packet hoặc ván sàn δ ≤ 15mm. Kết hợp trải các loại thảm len, thảm đay, thảm cói (cần sấy khô vào những thời điểm có độ ẩm cao); lót.
Lớp 2 : Lớp vữa lót liên kết có δ ≤ 10 – 20mm; lớp này càng mỏng càng tốt. Hiện nay nếu điều kiện cho phép, nên dùng keo liên kết để bỏ lớp vữa lót liên kết.
Lớp 3 : Là lớp cách nhiệt cơ bản, có quán tính nhiệt nhỏ; cần chọn vật liệu vừa chịu được tải trọng vừa có nhiệt trở lớn .
Lớp 4: Lớp chống thấm để bảo vệ lớp cách nhiệt khỏi ẩm do mao dẫn từ nền đất lên. Có thể dùng: giấy bitum, màng polyetilen, sơn bitum cao su có cốt vải thô hoặc vải màn.
Lớp 5: lớp bê tông chịu lực 9hoặc bê tông gạch vỡ)
Lớp 6: Đất nền đầm chặt (hoặc cát đen).
Theo Dothi