"Ngôi nhà Điên" ở Đà Lạt quả là một không gian “siêu thực”, nơi du khách có thể trải nghiệm một thế giới cố tích ngay giữa trần thế.
"Ngôi nhà Điên" ở Đà Lạt quả là một không gian “siêu thực”, nơi du khách có thể trải nghiệm một thế giới cố tích ngay giữa trần thế.
Với sự kết hợp các yếu tố hội họa của Dali, Gaudi và kiến trúc Disneyland, “Ngôi nhà Điên” ở Việt Nam thật sự là một câu chuyện cổ tích dành cho ngày cuối tuần.
Trên tờ Daily Mail của Anh, tác giả Emma Reynolds đã có một bài viết kèm theo chùm ảnh thú vị về Ngôi nhà Điên ở Đà Lạt.
"Ngôi nhà Điên" ở Đà Lạt quả là một không gian “siêu thực”, nơi du khách có thể trải nghiệm một thế giới cố tích ngay giữa trần thế.
Tòa khách sạn kỳ dị gồm 10 phòng này dường như lấy cảm hứng từ tác phẩm của các họa sĩ lập dị Salvador Dali và Antoni Gaudi, cũng như phong cách bay bổng của tòa lâu đài Disney nổi tiếng.
Bên trong "Ngôi nhà Điên", các căn phòng được thiết kế theo các chủ đề khác nhau, với đầy ắp các thứ đồ nội thất thủ công kỳ quặc. Cầu thang và hành lang tòa nhà được được xây dựng giống như một hang động.
Bí ẩn và kì dị, "Ngôi nhà Điên" là nơi hoàn hảo cho du khách thích sự biệt lập.
Nơi này giống như một xứ sở thần tiên vừa chui ra từ cuốn sách
của nhà văn giàu trí tưởng tượng Lewis Carroll.
Trong "Ngôi nhà Điên" có 10 phòng nghỉ dành cho du khách,
mỗi phòng có một chủ đề riêng.
Một số căn phòng là hình ảnh ẩn dụ của các quốc gia cụ thể,
như phòng Hổ là Trung Quốc, phòng Đại bàng là Mỹ...
Tác giả của tòa nhà, kiến trúc sư Đặng Việt Nga cho biết, kết cấu của tòa nhà thể hiện những hình ảnh của tự nhiên như các loài động vật, nấm hay mạng nhện…
Các phòng bao gồm phòng Hổ, với điểm nhấn là một con hổ lớn có đôi mắt phát sáng màu đỏ, phòng Chuột túi, với một bức tượng của một con chuột túi mà trong bụng là lò sưởi, phòng Đại bàng, nơi lò sưởi được tạo hình như những quả trứng của một con đại bàng khổng lồ. Hình tượng trong nhiều căn phòng có mối liên hệ với các quốc gia cụ thể.
Ngôi nhà Điên được xây dựng vào năm 1990 trên một mảnh đất rộng gần 2000
mét vuông trong kích thước. Kiến trúc sư Đặng Việt Nga cho biết bà
đã lấy cảm hứng thiết kế tòa nhà từ cảnh quan thiên nhiên
xung quanh thành phố Đà Lạt.
Các hành lang giống như hang động, còn cửa sổ có hình thù không đồng nhất.
Kiến trúc sư Nga mô tả phòng Hổ là tượng trưng cho tinh thần của Trung Quốc; phòng Đại bàng là sự mạnh mẽ của người Mỹ và phòng kiến là đại diện cho Việt Nam cần cù làm việc.
Thiết kế của bà đã được các thợ thủ công địa phương thực hiện. Nhìn từ một số góc, "Ngôi nhà Điên" trông giống một thân cây đa cổ thụ có cửa số là những hốc cây và những cành nhánh lan tỏa trên tường, vươn lên mái nhà và bầu trời.
Ngôi nhà từng bị chỉ trích vì tính thiếu thẩm mỹ trong nhiều năm. Nhưng giờ đây, nó đang được ca ngợi như một tác phẩm điển hình của phong cách nghệ thuật đại chúng (pop art) trong các cuốn cẩm nang du lịch.
Theo Eva