Cùng với thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ hành là nền tảng của hầu hết các quy tắc, phân tích và đánh giá trong phong thủy.
Cùng với thuyết Âm Dương, thuyết Ngũ hành là nền tảng của hầu hết các quy tắc, phân tích và đánh giá trong phong thủy.
Người xưa quan sát môi trường để nhận biết tự nhiên. Họ hiểu rằng thế giới luôn luôn thay đổi. Có những đổi thay mang tính tự nhiên, hài hòa, chẳng hạn hết xuân thì tới hè, vạn vật nở hoa. Có những thay đổi phi tự nhiên, ví dụ nóng quá khiến nước bốc hơi. Dựa trên những hiểu biết này, cổ nhân đã có được cái nhìn sâu sắc về tự nhiên, và phát triển thuyết 5 trạng thái (Ngũ Hành). Theo đó, vạn vật đều sinh ra từ 5 nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mối tương quan của các vật được xem xét dựa trên Ngũ Hành. Người ta tin rằng sự tương tác này có thể khiến cho năng lượng xung quanh các vật trở nên tốt đẹp hoặc xấu đi. Khi vạn vật hài hòa, mọi việc sẽ diễn ra trôi chảy, mang lại niềm vui, hạnh phúc. Trái lại mối tương quan thù địch sẽ tạo năng lượng giận dữ, buồn bực. Nói một cách khác, sự hài hòa giữa các hành thể hiện phong thủy tốt hay xấu.
Mối liên hệ giữa mỗi cung và hành chủ đạo
Sơ đồ sau cho thấy mối tương quan giữa ngũ hành và các cung trong một ngôi nhà, căn phòng. Nó chỉ ra nguyên tắc cơ bản để kích hoạt hành chủ đạo của từng cung trong số 9 cung của bất cứ căn phòng hay ngôi nhà nào, nơi bạn sinh sống hay làm việc.
Hãy chồng sơ đồ nói trên lên bản thiết kế mặt bằng ngôi nhà hay căn hộ của bạn. Chia căn hộ ra thành 9 phần bằng nhau (những phần này không nhất thiết phải là hình vuông nhưng phải bằng nhau).
Trường hợp căn hộ bị khuyết một góc và có hình chữ L như ở dưới, vẫn vẽ đầy đủ hình chữ nhật và chia thành 9 phần bằng nhau như với căn hộ vuông vức. Có thể áp dụng nguyên tắc này cho từng tầng của ngôi nhà nơi bạn sinh sống.
Dùng la bàn xác định hướng cửa nhà rồi đánh dấu từng cung và chiểu theo sơ đồ nêu trên để biết nơi đặt đồ hợp phong thủy.
Theo Ngoi sao